Giỗ Tổ Hùng Vương - di sản của nhân loại

(Baohatinh.vn) - “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, có sức sống mãnh liệt và lan tỏa rộng lớn. Ở Hà Tĩnh, lễ Giỗ Tổ cũng được tổ chức trang trọng tại chùa Đại Hùng thuộc TX Hồng Lĩnh.

Giỗ Tổ Hùng Vương - di sản của nhân loại

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức với nhiều hoạt động đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

Trong di sản văn hóa dân tộc, đền Hùng và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là biểu tượng của tinh thần yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người Việt Nam ta. Dù làm gì, ở đâu, mỗi người con đất Việt đều hướng về cội nguồn, hướng về tổ tiên với tấm lòng thành kính, tri ân.

Thờ cúng các Vua Hùng không chỉ là hoạt động tâm linh cầu mong Quốc Tổ phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước yên vui, thịnh vượng mà còn có ý nghĩa sâu xa nhắc nhở, kết nối, củng cố tình đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng dân tộc Việt Nam, những người cùng chung một cội nguồn.

Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng vẫn được bền bỉ trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm và ý chí của cả dân tộc. Đây chính là nguồn gốc tạo nên sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, trường tồn và không ngừng phát triển.

Từ ngàn đời nay, người Việt đã lập đền thờ và thờ cúng các Vua Hùng tại núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, còn có rất nhiều đình, đền, miếu… thờ cúng Hùng Vương, vợ con và các tướng lĩnh thời đại Hùng Vương ở Phú Thọ và nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Giỗ Tổ Hùng Vương - di sản của nhân loại

Đền Hùng trong xanh thắm Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, TP Việt Trì (Phú Thọ).

Trong tiến trình lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, đền Hùng luôn được các triều đại và Nhân dân gìn giữ, hương khói phụng thờ Quốc Tổ. Từ khi nước nhà được độc lập, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta luôn đặc biệt quan tâm tới việc thờ tự các Vua Hùng, đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đền Hùng ngày càng khang trang hơn, xứng tầm là nơi thờ tự tổ tiên chung của dân tộc.

Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành biểu tượng tôn kính, thiêng liêng, quy tụ và gắn bó người dân trên mọi miền đất nước và ở nước ngoài. Niềm tự hào, tôn kính ấy càng được nhân lên khi UNESCO chính thức thông qua quyết định công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (ngày 6/12/2012), trở thành di sản đầu tiên ở loại hình tín ngưỡng của Việt Nam được UNESCO vinh danh.

Đền Hùng gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở thành nơi thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cao nhất của người Việt. Hằng năm, Khu di tích lịch sử Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh lại đón hàng triệu lượt đồng bào về viếng mộ tổ, tri ân công đức tổ tiên.

Cùng với đồng bào trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài vẫn luôn thành tâm hướng về nguồn cội. Đó là lý do vì sao ý tưởng tổ chức ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu (từ năm 2015) đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của xã hội với mong muốn trở thành ngày đại đoàn kết dân tộc và tôn vinh giá trị Việt, để người Việt ở khắp 5 châu cùng hướng về nguồn cội.

Giỗ Tổ Hùng Vương - di sản của nhân loại

Những năm trước, ngoài phần lễ còn có phần hội thu hút sự quan tâm của đông đảo Nhân dân. Tuy nhiên, lần gần đây, do dịch bệnh Covid-19 nên Giỗ Tổ Hùng Vương chỉ tổ chức phần lễ.

Từ năm 2020, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Phú Thọ chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội. Năm nay cũng vậy, do dịch bệnh Covid-19 nên UBND tỉnh Phú Thọ tiếp tục điều chỉnh nhiều nội dung, song vẫn đảm bảo tổ chức phần lễ trang nghiêm, thành kính, an toàn, tiết kiệm, mang tính cộng đồng sâu sắc.

Các địa phương trong tỉnh nơi có đền thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương tổ chức dâng hương theo nghi lễ truyền thống cùng thời gian tỉnh Phú Thọ tổ chức dâng hương tại đền Thượng trên núi Nghĩa Lĩnh.

Giỗ Tổ Hùng Vương - di sản của nhân loại

Người dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) - nơi thuỷ tổ Kinh Dương Vương đóng đô, nô nức tham gia hội thi gói bánh chưng dâng Quốc Tổ nhân ngày giỗ năm 2021.

Theo kế hoạch, Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Sửu 2021 chỉ tổ chức một số hoạt động lễ chính gồm: Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ được tổ chức vào ngày 17/4/2021 (tức mùng 6/3 âm lịch); Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương và dâng hoa tại Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên phong” bắt đầu 8h ngày 21/4/2021 (tức mùng 10/3 âm lịch).

Ban Tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Sửu - 2021 cũng khuyến khích Nhân dân trong tỉnh và đồng bào cả nước tiếp tục thực hiện “mâm cơm tri ân” do gia đình tự chuẩn bị, đảm bảo trang nghiêm, đầm ấm để tưởng nhớ, tri ân công đức tổ tiên vào ngày 10/3 âm lịch.

Giỗ Tổ Hùng Vương - di sản của nhân loại

Trước lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, người dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã tham gia cuộc thi kéo co đầy sôi nổi, gắn kết cộng đồng.

Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Sửu là sự tiếp nối truyền thống, tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc, khẳng định sự đoàn kết, đồng lòng của toàn dân tộc trong xây dựng và phát triển đất nước, nhất là 2021 lại là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và nghị quyết đại hội Đảng các cấp; cũng là năm diễn ra cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là một việc làm hết sức cần thiết, để Nhân dân cả nước tự hào về nền văn hóa mà ông cha để lại, đồng thời có trách nhiệm gìn giữ những tài sản vô giá đó, để tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mãi trường tồn cùng đất nước.

Ngày 10/3 âm lịch, không chỉ ở đất tổ Phú Thọ mà tại Khu di tích lịch sử văn hóa Đại Hùng (chùa Đại Hùng) ở phường Đậu Liêu (thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) cũng diễn ra lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021 diễn ra tại Khu di tích Đại Hùng từ ngày 18 - 21/4/2021 (tức từ ngày 7 - 10/3 âm lịch) với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao đặc sắc nhằm khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc; đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đặc biệt là bảo tồn các giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống; tăng cường quảng bá hình ảnh của TX Hồng Lĩnh sau 29 năm xây dựng và trưởng thành, qua đây nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn.

Chủ đề GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Đọc thêm

“Cày” phim - từ thú vui đến hệ lụy

“Cày” phim - từ thú vui đến hệ lụy

Việc “cày” phim xuyên đêm đã trở thành thói quen của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, đằng sau thú vui ấy là những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
'Đội trưởng Mỹ' gây phấn khích

'Đội trưởng Mỹ' gây phấn khích

“Captain America: Brave New World” nhận nhiều phản hồi tích cực sau buổi chiếu sớm. Phim được kỳ vọng làm bùng nổ phòng vé toàn cầu sau những tuần đầu năm ảm đạm.
"Tuyết trắng màu hoa mận" trên cao nguyên Mộc Châu

"Tuyết trắng màu hoa mận" trên cao nguyên Mộc Châu

Những ngày đầu xuân mới, cao nguyên Mộc Châu khoác lên mình màu trắng tinh khôi của bạt ngàn hoa mận, báo hiệu mùa xuân về. Với hơn 3.200 ha mận trải rộng khắp các triền đồi, Mộc Châu trở thành vùng trồng mận hậu lớn nhất của cả nước. Trong dịp này, du khách từ khắp mọi miền tìm về để chiêm ngưỡng, ngắm nhìn và lưu lại những hình ảnh với hoa mận trắng muốt, tinh khôi.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Dọn quán bán hàng

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Dọn quán bán hàng

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Dọn quán bán hàng. Phối khí: NSƯT Mạnh Thắng. Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Mùa xanh

Podcast truyện ngắn: Mùa xanh

Cầm chiếc bánh buộc lạt vuông vức do chính tay Thàn gói, đôi mắt mẹ bỗng chùng xuống, cảm giác nghẹn ngào cứ thế dâng lên. Bao lâu rồi nhà mới gói bánh chưng, hình như khoảnh khắc này mùa xuân mới về thật rồi đấy...
 Ngồi tựa song đào - Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Ngồi tựa song đào - Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Ngồi tựa song đào. Phối khí: NS Lưu Ngọc. Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Bản tình ca Hoa Tiên

Bản tình ca Hoa Tiên

Những ngày đầu năm mới 2025, tác phẩm Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự (1743-1790) được tái bản nhằm chuẩn bị cho sự kiện tưởng niệm 235 năm Ngày mất của danh nhân - tháng 9/2025.
Con đường trở thành ca sĩ tỷ phú của Taylor Swift

Con đường trở thành ca sĩ tỷ phú của Taylor Swift

Năm 2024, Taylor Swift khép lại chuyến lưu diễn kéo dài gần 2 năm vòng quanh thế giới đạt doanh thu gần 2 tỷ USD. Đây là con số trong mơ với một nghệ sĩ biểu diễn trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
Hát xoan Phú Thọ: Mó cá

Hát xoan Phú Thọ: Mó cá

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Mó cá" do các nghệ nhân dân gian phường xoan An Khái (Kim Đức, Phú Thọ) biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Tiết mục múa độc lập: Bên khung dệt

Tiết mục múa độc lập: Bên khung dệt

Tiết mục múa độc lập: Bên khung dệt. Biểu diễn: Tốp múa nữ. Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Vui xuân ở Đình Hoa Vân Hải

Vui xuân ở Đình Hoa Vân Hải

Các hoạt động sôi nổi nhân dịp đầu xuân tại Đình Hoa Vân Hải (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) nhằm thắt chặt tình làng xóm, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất.
Hát xoan Phú Thọ: Hát ru mời rượu

Hát xoan Phú Thọ: Hát ru mời rượu

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Hát ru mời rượu" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.