Google, Facebook chạy đua xây dựng cáp ngầm dưới biển ở châu Á

Google, Facebook và nhiều công ty công nghệ lớn khác của thế giới cố gắng đáp ứng nhu cầu băng thông rộng bùng nổ tại châu Á.

google facebook chay dua xay dung cap ngam duoi bien o chau a

Ảnh: Indogame

Khoảng một nửa hệ thống cáp thông tin ngầm dưới biển được xây dựng trong 3 năm tới sẽ được kết nối đến châu Á khi mà Google, Facebook và nhiều công ty công nghệ lớn khác của thế giới cố gắng đáp ứng nhu cầu băng thông rộng bùng nổ tại châu Á.

Google hiện đang tham gia vào 4 dự án cáp ngầm dưới biển sâu, ví như dự án kết nối Guam với Trung Quốc. Theo Google, dịch vụ bản đồ, video và nhiều dịch vụ khác mà Google cung cấp cần đến hệ thống hạ tầng có tốc độ nhanh và đáng tin cậy.

Cuối năm ngoái, Facebook, Amazon cùng với tập đoàn viễn thông NTT và SoftBank của Nhật xây dựng hệ thống cáp dài 14 nghìn kilomet kết nối, Mỹ, Nhật và Philippines. Khi hệ thống này đi vào hoạt động đầu năm 2020, hệ thống sẽ có thể chuyển tải 60 nghìn tỷ bite dữ liệu/giây. Microsoft hiện đang hỗ trợ cho một số hệ thống cáp ngầm dưới biển.

Việc nhiều công ty Internet lớn của thế giới đang xâm nhập mạnh mẽ vào lĩnh vực vốn thường dành cho các công ty viễn thông đang giúp hệ thống mạng lưới biển sâu của châu Á phát triển nhanh.

Trong vòng 3 năm tính đến năm 2020, các công ty sẽ cùng xây dựng hệ thống khoảng 137 nghìn kilomet cáp phục vụ cho 18 quốc gia và khu vực, theo số liệu của công ty nghiên cứu Telegeography. Như vậy hệ thống sẽ được mở rộng thêm 33% từ mạng lưới 103 nghìn kilomet được mở rộng thêm trong vòng 3 năm tính đến năm 2017.

Hoạt động xây dựng hệ thống cáp mới bắt nguồn từ nhu cầu Internet khu vực tăng trưởng nhanh trước thềm dịch vụ 5G và sự phổ biến của công nghệ Internet phát triển mạnh. Khối lượng dữ liệu xử lý hàng tháng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng gấp 2,5 lần so với năm ngoái, theo nhận định của Cisco Systems.

Đối với hệ thống cáp kết nối châu Á với Mỹ, có 4 dự án được triển khai từ năm 2018 đến năm 2020, con số này cao gấp 2 lần khoảng thời gian 3 năm tính đến năm 2017.

Các hệ thống dưới biển đang giúp bổ sung cho hệ thống giữa châu Á và châu Đại Dương. Hãng viễn thông Telstra của Australia hiện đang tham gia vào nhiều dự án cáp biển sâu, trong đó có hệ thống kết nối Indigo dài 4.600km kết nối giữa châu Đại Dương và Singapore.

Mạng lưới được cải thiện đồng nghĩa khách hàng sẽ có thể tìm kiếm thêm cơ hội kinh doanh ở các thị trường nhanh hơn, theo Paul Abfalter, Giám đốc của Telstra phụ trách thị trường mới nổi.

Tại Indonesia, một dự án kết hợp đầu tư công tư đã được thiết lập để xây dựng hệ thống cáp ngầm dưới biển và cáp trên đất liền. Mạng lưới Palapa được chia ra ba phần trải dài trên khu vực hơn 5.000km tại Indonesia. Mục tiêu của dự án này là để phát triển thương mại điện tử và nhiều hoạt động kinh doanh số tại nội địa khác.

Theo BizLive

Đọc thêm

Cách sử dụng Meta AI trên điện thoại và máy tính siêu đơn giản

Cách sử dụng Meta AI trên điện thoại và máy tính siêu đơn giản

Meta AI, một trong những nền tảng trí tuệ nhân tạo tiên tiến nhất, đã thu hút sự chú ý của người dùng toàn cầu ngay từ khi ra mắt. Tuy nhiên, giờ đây, người dùng tại Việt Nam mới có cơ hội trải nghiệm miễn phí những tính năng mạnh mẽ mà Meta AI mang lại.
Cách sử dụng máy chiếu an toàn

Cách sử dụng máy chiếu an toàn

Hiện nay, nhiều gia đình lựa chọn máy chiếu để phục vụ các mục đích giải trí thay cho tivi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lo lắng việc xem máy chiếu có hại mắt không.
Khắc phục lỗi iOS 18 hao pin siêu đơn giản

Khắc phục lỗi iOS 18 hao pin siêu đơn giản

iOS 18 phiên bản hệ điều hành mới nhất từ Apple, mang đến nhiều tính năng hấp dẫn và cải tiến vượt trội. Tuy nhiên, không ít người dùng đã phàn nàn về tình trạng hao pin nhanh chóng sau khi cập nhật lên iOS 18.
Cách xem lịch sử đăng nhập trên TikTok

Cách xem lịch sử đăng nhập trên TikTok

Kiểm tra lịch sử đăng nhập Tiktok giúp bạn nắm được thông tin về các thiết bị đã truy cập tài khoản, từ đó phát hiện kịp thời các hoạt động đáng ngờ hoặc trái phép.
Diễn tập thực chiến về an toàn thông tin

Diễn tập thực chiến về an toàn thông tin

Diễn tập thực chiến đã góp phần nâng cao năng lực ứng phó và khôi phục nhanh nhất khi xảy ra sự cố về hệ thống thông tin cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin Hà Tĩnh.