Google, Facebook, Twitter sẽ bị phạt nặng nếu không kịp gỡ nội dung cực đoan trong vòng 1 giờ

Liên minh châu Âu hôm qua (12/9) đề xuất phạt tiền Google, Facebook, Twitter và các nền tảng trực tuyến khác nếu không xóa các nội dung cực đoan trong vòng một giờ.

Google, Facebook, Twitter sẽ bị phạt nặng nếu không kịp gỡ nội dung cực đoan trong vòng 1 giờ

Hồi tháng Ba, EU đã cảnh báo các công ty internet và đưa ra thời hạn ba tháng để các công ty Internet chuẩn bị các phản ứng nhanh hơn nhằm gỡ các bài viết mang nội dung cực đoan. Tuy nhiên, các nhà quản lý EU nói cảnh báo có tác dụng quá ít, và buộc phải có luật để các công ty thực hiện yêu cầu.

Nếu chính quyền đã báo động, Ủy ban châu Âu muốn mọi nội dung kích động hoặc ủng hộ tội phạm cực đoan, kích động các nhóm cực đoan, đều phải được gỡ bỏ khỏi trang web trong vòng một giờ.

"Một giờ là khung thời gian quyết định mà những thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra", Jean-Claude Juncker cho biết trong bản báo cáo hàng năm về Tình trạng của Liên minh trình lên Nghị viện châu Âu.

Bản đề xuất cần sự ủng hộ của các nước EU và Nghị viện châu Âu, các nền tảng internet cũng sẽ được yêu cầu thực hiện các biện pháp chủ động, chẳng hạn như phát triển các công cụ mới để loại bỏ lạm dụng và bổ sung nhân lực giám sát nội dung.

Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải cung cấp các báo cáo minh bạch hàng năm để thể hiện nỗ lực của họ trong việc giải quyết sự lạm dụng.

Các nhà cung cấp không có khả năng loại bỏ nội dung cực đoan có thể phải đối mặt với mức tiền phạt khổng lồ lên đến 4% doanh thu toàn cầu hàng năm. Tuy nhiên, các nhà cung cấp nội dung sẽ có quyền thách thức “lệnh xóa”.

"Chúng tôi cần các công cụ mạnh mẽ và có mục tiêu để giành chiến thắng trong cuộc chiến trực tuyến này", Ủy viên Tư pháp Vera Jourova nói về các quy định mới.

Đổi lại, các quy định dự thảo sẽ yêu cầu 28 chính phủ quốc gia của EU đưa ra khả năng xác định nội dung cực đoan trực tuyến, các biện pháp trừng phạt và thủ tục khiếu nại.

Từ tháng 12/2015, các ban ngành quản lý và các nền tảng Internet đã nghiên cứu về mối quan hệ đối tác tự nguyện nhằm ngăn chặn việc lạm dụng internet của các nhóm cực đoan quốc tế, sau đó tạo ra một "cơ sở dữ liệu của băm" để phát hiện tốt hơn các nội dung cực đoan.

Từ năm 2016, EU đã đề xuất về quy tắc ứng xử tự nguyện đối với các ngôn từ kích động thù địch với Facebook, Microsoft, Twitter và YouTube. Các công ty nền tảng internet khác cũng đã thông báo kế hoạch tham gia.

Theo ictnews.vn

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.