Hà Tĩnh đề nghị trình Thủ tướng công nhận bia Sùng Chỉ là bảo vật quốc gia

(Baohatinh.vn) - Ông Nguyễn Tùng Lĩnh - Trưởng phòng Quản lý Di sản (Sở VHTT&DL Hà Tĩnh) vừa cho biết, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét trình Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia cho bia Sùng Chỉ thuộc quyền quản lý, sở hữu của dòng họ Hà, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc.

Hà Tĩnh đề nghị trình Thủ tướng công nhận bia Sùng Chỉ là bảo vật quốc gia

Bia Sùng Chỉ được dựng vào năm 1696 là hiện vật cổ quý hiếm, độc bản gắn với danh nhân Hà Tông Mục. Hiện trạng bia còn tương đối nguyên vẹn, chỉ bị phong hóa một ít về phía Đông. (Trong ảnh: Từ trái sang là 4 mặt: Nam, Bắc, Đông, Tây của bia Sùng Chỉ hiện nay)

Hà Tĩnh đề nghị trình Thủ tướng công nhận bia Sùng Chỉ là bảo vật quốc gia

Bia được làm bằng chất liệu đá, 4 mặt có hình thức giống nhau, khắc chữ Hán có nội dung khác nhau. (Trong ảnh: Mặt bia phía Nam và phía Bắc)

Hà Tĩnh đề nghị trình Thủ tướng công nhận bia Sùng Chỉ là bảo vật quốc gia

Toàn bộ bia được đặt trên đế 3 cấp, 4 mặt hình vuông, kích thước 89cm, 74cm và 64cm. Thân bia có kích thước 94cm x 58cm, lòng bia có kích thước 89cm x 45cm. Phía trên có mái che hình nón úp kích thước 69cm. Trên cùng có lồ ô. Phần trán bia được trang trí hoa văn hình chữ V cách điệu cùng các họa tiết hình mây lửa trên diềm bia. (Trong ảnh: Mặt bia phía Nam)

Hà Tĩnh đề nghị trình Thủ tướng công nhận bia Sùng Chỉ là bảo vật quốc gia

Nghệ thuật trang trí trên bia là các họa tiết kiến trúc ở thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII thời Lê - Trịnh, như: các áng mây cuộn xoắn lại cả hai đầu, phía sau mỗi áng mây lại có một giải mây cong vút hình nhọn (thường gọi là mây lửa). (Trong ảnh: Mặt bia phía Bắc)

Hà Tĩnh đề nghị trình Thủ tướng công nhận bia Sùng Chỉ là bảo vật quốc gia

Phần diềm của bệ bia được các nghệ nhân chạm khắc trang trí vân hình sóng nước nhịp nhàng được lặp đi lặp lại liên tục. Ở mỗi khúc uốn hình sóng được điểm xuyến một bông hoa nhiều cánh đơn giản, được sắp xếp hoàn chỉnh, theo trục đối xứng chân diềm bia. Hình trang trí được chạm khắc với đường nét sắc nhọn, nhưng uyển chuyển, sinh động. (Trong ảnh: Mặt bia phía Đông)

Hà Tĩnh đề nghị trình Thủ tướng công nhận bia Sùng Chỉ là bảo vật quốc gia

Bia Sùng chỉ là hiện vật có ý nghĩa rất lớn về mặt lịch sử văn hóa, thể hiện được tình cảm, ước nguyện của nhân dân cách đây trên 300 năm đối với một nhân vật lịch sử, mà những công lao đóng góp của ông đối với đất nước và quê hương là rất lớn và đã được văn bia ghi chép rất rõ ràng. (Trong ảnh: Mặt bia phía Tây)

Hà Tĩnh đề nghị trình Thủ tướng công nhận bia Sùng Chỉ là bảo vật quốc gia

Người được lập bia dựng đền thờ khi còn sống để ghi nhận công lao sự nghiệp là một biệt lệ có một không hai… Trong lịch sử ở Hà Tĩnh chỉ có 2 người, đó là Tiến sĩ Hà Tông Mục (thời Hậu Lê) và Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ (thời nhà Nguyễn). Sau khi nghiên cứu các tiêu chí và quy định đối với hiện vật được đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia, UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét trình Chính phủ công nhận bia Sùng Chỉ là bảo vật quốc gia.

Tiến sĩ Hà Tông Mục là danh nhân lịch sử tiêu biểu thời Hậu Lê

Ông sinh ngày 25 tháng 9 năm Quý Tỵ (1653) tại xã Tỉnh Thạch, tổng Phù Lưu, huyện Thiên Lộc, nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Thuở nhỏ, ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi, tính tình khảng khái, 36 tuổi đậu Tiến sĩ, được bổ chức quan Đốc đồng 2 xứ Tuyên - Hưng. Trong thời gian này, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào thời kỳ khủng hoảng và suy thoái kéo dài. Nhà Lê suy sụp, các phe phái phong kiến xung đột tranh giành quyền lực đã dẫn đất nước vào thảm hoạ phân tranh và nội chiến kéo dài hàng mấy thế kỷ.

Nhà Thanh (Trung Quốc) đã thay thế nhà Minh đang lớn mạnh chờ cơ hội lấn chiếm xâm lược nước ta. Trong bối cảnh lịch sử đó, Chúa Trịnh - người nắm quyền điều hành đất nước lúc bấy giờ, một mặt đưa ra chính sách ngoại giao hoà hiếu với nhà Thanh, mặt khác ra sức chống lại các đợt tấn công quấy phá xâm lấn vùng biên giới phía Bắc nước ta, giữ vững chủ quyền biên giới. Người thực hiện được chính sách đó không ai khác là Tiến sĩ Hà Tông Mục, một danh tướng tài ba, một nhà ngoại giao xuất sắc.

Chúa Trịnh đã cân nhắc ông lên làm Tự Khanh (1699) và Tả Thị Lang Bộ Hình, Phủ doãn phủ Phụng Thiên. Năm 1703, Hà Tông Mục nhận lệnh làm Chánh sứ đi Trung Hoa. Do đối đáp thông minh, ứng xử giỏi giang nên ông được vua nhà Thanh là Khang Hy rất trọng nể và tặng 3 chữ "Nhược - Xung - Hiên" (theo PGS.TS Đinh Khắc Thuân có nghĩa là khen Hà Tông Mục tuổi trẻ mà tài cao). Sau đó, ông được phong giữ chức Tham chính xứ Sơn Nam (bao gồm 4 tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Thái Bình ngày nay).

Ông mất vào năm 1707, hưởng thọ 55 tuổi. Hà Tông Mục không chỉ là một tướng lĩnh tài ba, một nhà ngoại giao xuất sắc mà còn là một nhà sử học uyên thâm. Bộ Đại Việt sử ký tục biên là một bộ sách quý do ông tham gia biên soạn còn được lưu truyền.

Danh nhân Hà Tông Mục không chỉ được triều đình trọng dụng mà còn được nhân dân kính trọng và ghi công ơn, lập đền thờ. Đền thờ Hà Tông Mục tại xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh đã được xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa Quốc gia tại Quyết định số 95/1998/QĐ-BVHTT ngày 24/01/1998 của Bộ Văn hóa Thông tin.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.