Hà Tĩnh sắp xếp 2.321 cán bộ, công chức thuộc các xã diện sáp nhập

(Baohatinh.vn) - Chiều 9/8, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh họp thảo luận về phương án tổng thể xác định số lượng, cơ cấu tổ chức và lựa chọn cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách khi thực hiện sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã.

Hà Tĩnh sắp xếp 2.321 cán bộ, công chức thuộc các xã diện sáp nhập

Chủ trì hội nghị

Sắp xếp 2.321 cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách

Năm 2019, tổng số đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã thực hiện sắp xếp toàn tỉnh là 80 xã. Sau sáp nhập, Hà Tĩnh giảm 46 xã, hình thành 34 xã mới (giảm 17,56% so với số xã trước khi sắp xếp). Tổng số cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tại 80 xã thực hiện sắp xếp hiện có 2.321 người (trong đó 760 cán bộ, 744 công chức, 817 người hoạt động không chuyên trách).

Hà Tĩnh sắp xếp 2.321 cán bộ, công chức thuộc các xã diện sáp nhập

Cùng dự có Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và lãnh đạo các xã thuộc diện sáp nhập.

Theo đó, Hà Tĩnh sẽ gắn sắp xếp các ĐVHC cấp xã với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức để đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đảm bảo lựa chọn những người có phẩm chất, năng lực, điều kiện, tiêu chuẩn để đảm nhận những vị trí công việc tại các các ĐVHC cấp xã mới sau khi sáp nhập gắn với chuẩn bị nhân sự đại hội Đảng bộ cấp xã nhiệm kỳ 2020 - 2025 và bầu cử HĐND cấp xã, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Hà Tĩnh sắp xếp 2.321 cán bộ, công chức thuộc các xã diện sáp nhập

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Thế Dũng báo cáo phương án tổng thể.

Hà Tĩnh cũng xác định trong giai đoạn thực hiện sáp nhập xã, việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách phải đảm bảo tính ổn định, trước mắt có thể vượt quá số lượng quy định theo tinh thần Nghị quyết số 653/2019/UBTNQH14 ngày 12/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng đến năm 2025, số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở các xã sáp nhập phải đảm bảo đúng quy trình. Bố trí đủ nguồn lực và có cơ chế, chính sách phù hợp đối với những người chịu tác động trực tiếp trong quá trình sắp xếp.

Hà Tĩnh sắp xếp 2.321 cán bộ, công chức thuộc các xã diện sáp nhập

Bí thư Đảng ủy xã Sơn Mỹ (Hương Sơn) Nguyễn Hồng Quân: Mong tỉnh xem xét lại quy định đối với việc không bổ sung cấp ủy viên của xã cũ vào BCH cấp ủy của xã mới. Ngoài ra, đối với những xã sáp nhập 3 xã lại nên bố trí 2 Phó Chủ tịch HĐND xã, ít nhất đến hết nhiệm kỳ 2016 - 2021, sau đó nghiên cứu xem xét việc giảm còn lại 1 người.

Ngoài ra, đối với các trưởng đoàn thể chính trị - xã hội và công chức còn dôi dư sau khi thực hiện các phương án sắp xếp sẽ tiếp tục được đánh giá, phân loại; thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/7/2015 về việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hoặc cho nghỉ theo Nghị quyết số 26/2015/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội...

Hà Tĩnh sắp xếp 2.321 cán bộ, công chức thuộc các xã diện sáp nhập

Bí thư Đảng ủy xã Đức Lâm Phạm Xuân Trúc (Đức Thọ): Không nên “đóng khung” số lượng chức danh phó ở các xã, cùng với đó cần xem xét các yếu tố đặc thù từ mỗi địa phương sau sáp nhập để có phương án sắp xếp phù hợp.

Tại hội nghị, đại biểu cơ bản đồng tình với phương án tổng thể được nêu ra. Đại biểu cũng phân tích thêm một số yếu tố đặc thù tại địa phương, đồng thời đề xuất trong giai đoạn 2020 - 2025 nên bố trí ở các xã sáp nhập mỗi xã 2 đồng chí Phó Chủ tịch HĐND xã; xem xét lại quy định tiêu chuẩn, điều kiện về việc không bổ sung cấp ủy viên của xã cũ vào BCH cấp ủy của xã mới;

Hà Tĩnh sắp xếp 2.321 cán bộ, công chức thuộc các xã diện sáp nhập

Có hướng dẫn cụ thể hơn về việc sắp xếp đối với các Phó Chủ tịch UBND xã nếu họ không tiếp tục được giữ cương vị đó tại xã mới; cho hưởng nguyên lương, phụ cấp và bảo lưu phụ cấp chức vụ đối với cán bộ, công chức từ cấp trưởng xuống phó từ khi sắp xếp đến hết năm 2025...

Hà Tĩnh sắp xếp 2.321 cán bộ, công chức thuộc các xã diện sáp nhập

Bí thư Huyện ủy Thạch Hà Trần Nhật Tân: Đối với chức danh Phó Chủ tịch HĐND xã ở thời gian đầu khi thực hiện sáp nhập đến trước năm 2025 nên xem xét giữ 2 đồng chí.

Sắp xếp, bố trí cán bộ làm đến đâu chắc đến đó

Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu. Đây là cơ sở để Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục họp bàn, xem xét và xin ý kiến trung ương.

Hà Tĩnh sắp xếp 2.321 cán bộ, công chức thuộc các xã diện sáp nhập

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu Sở Nội vụ và Ban Tổ chức Tỉnh ủy tiếp thu đầy đủ các ý kiến của đại biểu. Đồng thời chuẩn bị kỹ các nội dung liên quan đến chính sách đối với cán bộ dôi dư; tiếp tục bổ sung cụ thể hóa phương án cán bộ của MTTQ và các đoàn thể; xây dựng lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn...

“Việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức phải đồng bộ, có lộ trình, cách làm phù hợp, thận trọng, làm đến đâu chắc đến đó, không chủ quan, nóng vội. Lựa chọn cán bộ từ năng lực thực tiễn thể hiện bằng hiệu quả, “sản phẩm” công việc, uy tín trong đảng, trong nhân dân và cần mạnh dạn lấy ý kiến cử tri về công tác cán bộ” - Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Sáp nhập xã ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục cùng cả nước thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đạt được của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa cùng sức mạnh của con người Hà Tĩnh.
Quá trình phát triển của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

Quá trình phát triển của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

Cuối tháng 3/1930, tại bến đò Thượng Trụ (xã Thiên Lộc, Can Lộc) diễn ra hội nghị thành lập Đảng bộ lâm thời tỉnh Hà Tĩnh. Đảng bộ Hà Tĩnh ra đời đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa quyết định, mở ra bước phát triển mới với những thắng lợi to lớn của phong trào cách mạng tỉnh nhà.
Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Đối với mỗi cán bộ, chiến sỹ, không có gì ý nghĩa hơn khi được làm lễ kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trường Sa - nơi tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc.
Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đảng ta không ngừng đưa ra những quyết sách phù hợp, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
[Tổng Bí thư các thời kỳ] Chủ tịch Hồ Chí Minh

[Tổng Bí thư các thời kỳ] Chủ tịch Hồ Chí Minh

Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tổ chức, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam là vô cùng to lớn. Song, vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là Người đã xây dựng và rèn luyện Đảng ta thành một đảng kiên cường, giàu bản lĩnh và kinh nghiệm trong lãnh đạo cách mạng cũng như xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành chính quyền, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Những mốc son chói lọi có ý nghĩa lịch sử đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.