Hàng trăm con cá voi chết đồng loạt do mắc cạn tại Australia

Ngày 23-3, ngư dân phát hiện ít nhất 135 con cá voi hoa tiêu đã chết sau đợt mắc cạn hàng loạt tại Vịnh Hamelin, cách thành phố Perth thuộc bang Tây Australia 315km về phía Nam. Hiện các nhân viên cứu hộ đang nỗ lực để đưa những con cá voi còn sống trở về đại dương.

hang tram con ca voi chet dong loat do mac can tai australia

Ảnh: The Australian

Nhận được tin báo, Cơ quan quản lý công viên và bảo tồn động vật hoang dã bang Tây Australia đã điều động nhân viên tới khu vực trên để đánh giá tình trạng sức khỏe của 15 con cá voi còn sống.

Hiện lực lượng chức năng cùng các tình nguyện viên đang nỗ lực triển khai những biện pháp cần thiết để đưa số cá voi còn sống trở về biển. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết bất lợi do gió mạnh và khí hậu ẩm ướt, gây một số khó khăn cho công tác cứu hộ.

Hiện chưa rõ nguyên nhân xảy ra vụ cá voi mắc cạn với số lượng lớn trên. Số cá voi trên tự mắc cạn trong đêm và hầu hết đã chết. Các ngư dân lo ngại xác những con cá voi có thể sẽ thu hút sự chú ý của loài cá mập.

Bãi biển Hamelin mang tên nhà thám hiểm người Pháp Jacques Felix Emmanuel Hamelin - người đã đi qua khu vực này trong hành trình thám hiểm năm 1801. Tuy nhiên, bãi biển Hamelin đã bị đóng cửa sau khi có cảnh báo xuất hiện cá mập tại đây. Hồi năm 1996, Australia từng ghi nhận xảy ra vụ cá voi hoa tiêu mắc cạn với số lượng lớn kỷ lục 320 con tại thị trấn Dunsborough, miền Tây Nam bang Tây Australia. Chỉ còn 20 con sống sót sau đợt mắc cạn đó.

Cá voi hoa tiêu có đầu tròn, vây ngắn, thường sống tại các vùng nước nhiệt đới, cũng như cận nhiệt đới và là loài có tập tục di chuyển theo đàn với hàng trăm con.

Theo sggp.org.vn

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.