Hành tinh địa ngục có mưa "kem chống nắng"

Một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời có những cơn mưa “kem chống nắng” rơi dày đặc như tuyết đổ dù nhiệt độ luôn trên 2.750 độ C.

hanh tinh dia nguc co mua kem chong nang

Hành tinh Kepler-13Ab có một mặt luôn quay về ngôi sao mẹ. Ảnh: NASA.

Các nhà thiên văn học sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble để quan sát chi tiết ngoại hành tinh Kepler-13Ab và phát hiện titan oxit (thành phần chính trong kem chống nắng) tạo thành mưa tuyết rơi qua bầu khí quyển nóng của hành tinh này, IFL Science hôm 27/10 đưa tin.

Đây là lần đầu tiên quá trình bẫy lạnh được phát hiện trên một ngoại hành tinh. Nhóm nghiên cứu ở Đại học Pennsylvania, Mỹ, công bố trên tạp chí Astronomical Journal.

Kepler-13Ab là một hành tinh địa ngục với nhiệt độ trên 2.750 độ C. Hành tinh chịu ảnh hưởng khóa thủy triều, có một mặt luôn hướng về phía ngôi sao mẹ được chiếu sáng thường xuyên, và nặng hơn 9 lần so với sao Mộc. Dù đây là nơi không phù hợp với sự sống, việc quan sát và hiểu rõ khí quyển hành tinh sẽ giúp ích cho các nhà thiên văn học trong tương lai.

"Theo nhiều cách, nghiên cứu khí quyển mà chúng tôi đang thực hiện đối với những hành tinh khí kiểu "sao Mộc nóng" là bước thử nghiệm để tiến hành nghiên cứu khí quyển của những hành tinh đá giống Trái Đất. Việc hiểu hơn khí quyển trên những hành tinh kiểu như thế này sẽ giúp chúng tôi nghiên cứu các hành tinh nhỏ khó quan sát hơn và có nhiều đặc điểm phức tạp hơn trong khí quyển", giáo sư Thomas Beatty, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Nhóm nghiên cứu không hy vọng sẽ bắt gặp hiệu ứng bẫy lạnh đặc biệt và khá bối rối trước kết quả quan sát. Những hành tinh kiểu sao Mộc nóng thường có tầng thượng quyển ấm hơn nhưng mặt ban ngày của Kepler-13Ab lại khác. Titan oxit thường chịu trách nhiệm cho sự gia tăng nhiệt độ do hợp chất hấp thụ bức xạ phát ra từ ngôi sao mẹ, do đó các nhà nghiên cứu cho rằng những cơn gió mạnh đã thổi titan oxit đến nửa ban đêm. Tại đó, hợp chất cô đặc và rơi thành tuyết dưới tác dụng của lực hấp dẫn. Các quan sát chỉ ra đây là cách titan oxit bị bẫy lạnh.

Nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của lực hấp dẫn trong chu kỳ khí quyển trên các ngoại hành tinh và yếu tố này cần được cân nhắc khi chuẩn bị các mô hình.

Theo Phương Hoa/VnExpress

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.