Dẫu đời sống vẫn còn nhiều khó khăn nhưng hưởng ứng phong trào xây dựng NTM, bà con Giáo xứ Lộc Thủy ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã đoàn kết, đồng lòng hiến đất mở đường giao thông nông thôn.
30 hộ dân ở vùng rốn lũ Hà Linh (Hương Khê, Hà Tĩnh) đồng lòng hiến gần 8.000 mét-vuông đất phục vụ thi công công trình khắc phục sạt lở bờ sông Ngàn Sâu.
Cựu chiến binh Đoàn Xuân Liên ở xã Sơn Trường (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hiến hơn 1.000 mét vuông đất để xây nhà văn hóa, mở đường giao thông, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
Ông Phạm Đình Xất (SN 1958, thôn Thịnh Bằng, xã Sơn Bằng, Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa có đơn đề nghị UBND xã Sơn Bằng được hiến 200 m2 đất để làm đền Thành Hoàng làng.
Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) năm 2023 này, 16 hộ dân ở xã Xuân Hội đã tự nguyện hiến 290m2 đất để mở rộng đường giao thông.
Gia cảnh khó khăn, sống một mình, nhưng khi cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, bà Nguyễn Thị Mão (SN 1952, thôn Lĩnh Thành, xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã hiến gần 150 m 2 đất để mở rộng đường giao thông.
Mô hình “Vận động Nhân dân hiến đất, hiến tài sản, giải phóng mặt bằng nâng cấp, mở rộng đường giao thông nông thôn đảm bảo tiêu chí theo quy định” tại thôn Long Sơn do Ủy ban MTTQ xã Tân Dân triển khai đã được công nhận là mô hình “Dân vận khéo” năm 2022 của huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Để có tuyến đường đẹp, thoáng rộng cũng như tạo điều kiện cho các dự án triển khai thông suốt, nhiều người dân TP Hà Tĩnh đã sẵn sàng hiến hàng chục m2 đất "vàng"...
Tình nguyện hiến hàng trăm m2 đất ở giữa trung tâm thành phố, ủng hộ 140 triệu đồng tiền mặt cho địa phương xây dựng tổ dân phố mẫu, gia đình bà Trần Thị Thu (SN 1950, TDP1, phường Hà Huy Tập - TP Hà Tĩnh) trở thành tấm gương để bà con khối phố noi theo.
3 hộ dân thôn Song Giang, xã Đan Trường (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) vừa tự nguyện hiến hơn 180 m 2 đất ở, tháo dỡ 140 m2 tường rào trị giá 400 triệu đồng để mở rộng tuyến đường từ 3,8m ra 5m.
Diện mạo đô thị văn minh ở phường Đức Thuận, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã đổi thay sau khi địa phương phát huy cao vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên trong hiến đất, công trình trên đất để mở rộng các tuyến đường.
Hơn 1.000 m2 đất thổ cư trị giá tiền tỷ đã được 20 hộ dân tổ dân phố Thuận An, phường Đức Thuận (TX Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh) tự nguyện hiến để mở rộng đường giao thông, góp phần xây dựng đô thị văn minh.
Xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang trở thành điểm sáng về làm đường giao thông nông thôn (GTNT). Nhiều gia đình ở đây tích cực hiến đất, góp tiền… mở rộng đường để xây dựng quê hương giàu đẹp.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa đồng ý đề nghị của huyện Thạch Hà về việc điều chỉnh tăng chỉ tiêu làm đường giao thông nông thôn (GTNT) theo cơ chế hỗ trợ xi măng với chiều dài 18km. Ngoài chính sách này, Thạch Hà còn ban hành cơ chế hỗ trợ xi măng thêm 19,47km cho các xã. Thời điểm này, toàn huyện đã vượt 29% kế hoạch làm GTNT.
Kinh nghiệm các địa phương thành công trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh cho thấy, làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước gắn với thực hiện tốt các quy định về dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra thì việc khó mấy cũng làm được.
Những ngày này, bà con ở giáo xứ Hòa Mỹ và Trại Lê (Xuân Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) đang hăng hái, quyết tâm hoàn thành các tiêu chí để về đích nông thôn mới năm 2018.
“Chỉ 1 tuần sau khi triển khai, hơn 2.000 m2 "đất vàng" cùng nhiều tài sản trên đất đã được người dân tự nguyện hiến để mở rộng tuyến đường dài 200m. Nếu không có sự hy sinh, ý thức trách nhiệm của người dân thì không thể có được kết quả này” - Phó Chủ tịch UBND phường Kỳ Liên, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) Trần Phố Huế cho biết.
Tuổi đời khá trẻ (SN 1983), lại làm dâu đất khách nhưng Nguyễn Thị Ngọc Loan - Bí thư Chi bộ thôn Hội Thủy (Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại quán xuyến việc nhà, điều hành “việc nước” khá trôi chảy...
Mặc dù sắp bước sang tuổi 70, ông Nguyễn Duy Họa (thôn Lạc Thọ, xã Cẩm Lạc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn say mê làm trang trại, chăn nuôi lợn, trâu, trồng rừng… thu nhập mỗi năm gần 400 triệu đồng.
Là huyện đăng ký về đích đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh, Nghi Xuân đã và đang xây dựng NTM với mục tiêu bất biến: Vì đời sống của người dân nông thôn và nông dân chính là chủ thể.
Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” người dân ở 4 thôn: Hàm Giang, Mai Lĩnh, Hùng Sơn, Bình Sơn, thuộc xã Sơn Hàm, Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tự tay xây dựng 1,2 km hệ thống mương thoát nước trị giá nhiều trăm triệu đồng…
Đường liên xã Duệ Thành có chiều dài khoảng 3,5km, đi qua 3 thôn Trần Phú, Quốc Tiến và Thống Nhất (xã Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh). Người dân ven tuyến đường này đã hiến hơn 4.350 m2 đất để mở rộng mặt đường từ 5m lên tới 11m.
Dù tuổi cao nhưng ông Trần Văn Tuệ ở thôn Nam Thắng, xã Thạch Thắng (Thạch Hà - Hà Tĩnh) vẫn luôn tiên phong trong phong trào xây dựng NTM. Hơn 100 m2 đất, 100m bờ rào, cùng nhiều cây cối đã được gia đình ông tự nguyện hiến để xây dựng phong trào.
Chung sức xây dựng nông thôn mới, 68 hộ dân ở thôn Phú Hải, xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tự nguyện hiến đất, tháo dỡ các tài sản trên đất để mở rộng tuyến đường giao thông huyết mạch từ UBND xã ra thôn Phú Hải.