Làm mới hơn 115km đường GTNT, Thạch Hà vẫn chưa muốn dừng lại

(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa đồng ý đề nghị của huyện Thạch Hà về việc điều chỉnh tăng chỉ tiêu làm đường giao thông nông thôn (GTNT) theo cơ chế hỗ trợ xi măng với chiều dài 18km. Ngoài chính sách này, Thạch Hà còn ban hành cơ chế hỗ trợ xi măng thêm 19,47km cho các xã. Thời điểm này, toàn huyện đã vượt 29% kế hoạch làm GTNT.

Làm mới hơn 115km đường GTNT, Thạch Hà vẫn chưa muốn dừng lại

Làm GTNT ở Thạch Hà trở thành phong trào thi đua giữa các địa phương

Năm 2018, Thạch Hà được tỉnh giao làm 89,18km đường GTNT. Giữa tháng 8, tổng chiều dài đề ra đã được các xã, thị trấn trong huyện khép lại. Mục tiêu đã đạt song phong trào làm giao thông nông thôn trong nhân dân không dừng lại. Bởi vậy, ngay thời điểm sắp chạm đỉnh kế hoạch, ngày 25/7/2018, UBND huyện đã có văn bản 1450/UBND-KT&HT gửi UBND tỉnh, Sở Giao thông vận tải về việc đề nghị điều chỉnh tăng chỉ tiêu làm đường GTNT theo cơ chế hỗ trợ xi măng năm 2018.

Trong lúc chờ văn bản của UBND tỉnh đồng ý cho điều chỉnh chỉ tiêu, UBND huyện Thạch Hà đã chủ động ký kết với đơn vị cung ứng 3.950 tấn xi măng để các xã làm thêm đường GTNT.

Ngay khi có văn bản đồng ý của tỉnh mới đây, ngày 30/11, UBND huyện Thạch Hà đã ban hành văn bản 2434/UBND bổ sung chỉ tiêu làm đường GTNT theo cơ chế hỗ trợ xi măng cho các xã.

Làm mới hơn 115km đường GTNT, Thạch Hà vẫn chưa muốn dừng lại

Phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018 nên Thạch Điền luôn như một công trường

Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Trần Việt Hà cho hay: “Năm 2018, phong trào làm đường GTNT được nhân dân 31 xã, thị trấn trong huyện hưởng ứng tích cực. Đến tháng 7 khi kế hoạch tỉnh giao đã gần đạt, huyện đề nghị tỉnh điều chỉnh tăng chỉ tiêu theo cơ chế hỗ trợ xi măng. Trong lúc tỉnh chưa có văn bản trả lời, huyện đốc thúc các xã tiếp tục làm. Vì thế, đến 30/11/2018, toàn huyện đã làm được 115,35/89,18km đường GTNT đạt hơn 129% so với kế hoạch tỉnh giao. Hiện các xã vẫn tiếp tục làm để hoàn thành con số vượt kế hoạch tỉnh giao là 37,47km.

Ngoài cơ chế hỗ trợ xi măng cho các địa phương làm đường GTNT, huyện còn trích ngân sách mua 1.000 tấn xi măng để hỗ trợ cho các xã mục tiêu đạt chuẩn NTM năm 2018 mở rộng đường ngõ xóm từ 3m lên 5m; đường trục thôn từ 3,5m lêm 5m hoặc 5,5m; đường trục xã từ 3,5m lên 7m”.

Làm mới hơn 115km đường GTNT, Thạch Hà vẫn chưa muốn dừng lại

Từ đường cũ 3,5m, người dân thôn Bình Dương (Thạch Hội) đã đóng góp mở mỗi bên 1,5m và làm luôn mương thoát nước

Không chỉ có huyện, một số xã còn ban hành chính sách hỗ trợ nhân dân làm GTNT. Là xã vùng bãi ngang ven biển, tổng số km giao thông nhiều nên Thạch Hội phải dành nguồn lực kích cầu làm GTNT.

“Năm 2018, chúng tôi quyết tâm hoàn thành tiêu chí giao thông nên riêng xã đã ban hành cơ chế hỗ trợ 50-70 triệu đồng/km đường rộng 3m; 90 triệu đồng/km đường rộng trên 3m. Cùng với đường giao thông, hỗ trợ làm rãnh thoát nước 150-180 triệu/km theo loại mương. Vì thế, trong năm làm được 11km đường GTNT, đến nay cơ bản trên toàn xã bê tông đã phủ kín” – Chủ tịch UBND xã Thạch Hội Nguyễn Thanh Long.

Theo ông Phan Hữu Duẫn - công chức Địa chính nông thôn mới xã Thạch Hội: Toàn xã có đến 81 km đường bê tông phủ kín 8 thôn, gồm đường trục xã, liên xã, liên thôn, trục thôn, ngõ xóm, nội đồng. Để làm được khối lượng này phải nhờ nhân dân đồng lòng, hiệp sức trong nhiều năm, nhất là từ năm 2015 lại nay.

Làm mới hơn 115km đường GTNT, Thạch Hà vẫn chưa muốn dừng lại

Nhiều con đường nội thôn ở Thạch Điền giờ đã thoáng rộng, sạch sẽ

Không chỉ vùng bãi ngang, tại xã các xã vùng Tây Nam phong trào cũng phát triển mạnh. Tại Thạch Điền, theo ông Nguyễn Hồng Sơn – Bí thư Đảng ủy xã: “Năm nay, xã quyết tâm đạt chuẩn NTM nên nhân dân rất tích cực làm đường giao thông, hiến đất, tài sản. Đến thời điểm này, toàn đã làm được hơn 14km đường GTNT. Thôn giáo toàn tòng Tân Đông, phong trào mạnh nhất, đã làm được hơn 1km, đây cũng là thôn mẫu của xã”.

Ông Sơn còn phấn khởi cho hay: Khó khăn nhất của xã lâu nay là tuyến đường liên xã Thạch Điền – Nam Hương, nhưng năm nay, cả hai xã đều chung sức làm. Tranh thủ cơ chế hỗ trợ xi măng của các cấp, nhân dân đã bỏ tiền làm đường dài hơn 750m, rộng 5m, kinh phí hơn 500 triệu đồng. Phía bên phía Nam Hương, nhân dân cũng làm hơn 300m cùng tỷ lệ.

Theo ông Phạm Thanh Linh – Phó trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng, sở dĩ phong trào GTNT phát triển mạnh là nhờ công tác lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp, tạo chuyển biến tích cực trong nhân dân, hình thành phong trào rộng lớn. Nhờ đó, một số xã khó khăn nhưng làm được khối lượng đường GTNT khá như: Thạch Xuân 13km, Thạch Lưu 8,2km, Thạch Ngọc 7,82km…

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Trúng đậm cá trích, ngư dân Thạch Lạc kiếm tiền triệu mỗi chuyến ra khơi

Ngư dân Thạch Lạc trúng đậm cá trích

Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng 120-490 đồng một lít từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Họp khẩn với mức thuế đối ứng 46% của Mỹ

Họp khẩn với mức thuế đối ứng 46% của Mỹ

Trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại.
Hà Tĩnh quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Hà Tĩnh quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Tính đến hết quý I/2025, tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn Hà Tĩnh ước đạt 1.027 tỷ đồng, bằng 23% kế hoạch vốn giao, nằm trong nhóm giải ngân tốt của cả nước.
Tăng tốc thi công cầu 120 tỷ đồng ở Vũ Quang

Tăng tốc thi công cầu 120 tỷ đồng ở Vũ Quang

Nỗ lực thi công nên thời điểm này, dự án cầu Hốp Chuối (thị trấn Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã đạt hơn 75% khối lượng, dự kiến hoàn thành trước ngày 30/6/2025 (vượt tiến độ 6 tháng).
Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.