Một hộ dân hiến 200 m2 đất phục dựng đền Thành Hoàng làng

(Baohatinh.vn) - Ông Phạm Đình Xất (SN 1958, thôn Thịnh Bằng, xã Sơn Bằng, Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa có đơn đề nghị UBND xã Sơn Bằng được hiến 200 m2 đất để làm đền Thành Hoàng làng.

Một hộ dân hiến 200 m<sup>2</sup> đất phục dựng đền Thành Hoàng làng

Khu vực gia đình ông Phạm Đình Xất hiến đất để phục dựng đền Nhà Ông.

Trước khi làm đơn gửi chính quyền xã Sơn Bằng, ông Xất đã tổ chức họp gia đình. Tại cuộc họp, các thành viên đều đồng ý tình nguyện hiến 200m2 đất của gia đình để chính quyền xã phục dựng đền Nhà Ông hay còn gọi là đền Thành Hoàng làng.

Ông Phạm Đình Xất chia sẻ: "Gia đình tôi thống nhất hiến quyền sử dụng một phần thửa đất của gia đình để phục dựng công trình tâm linh ý nghĩa. Sau khi hoàn thành công trình, vợ chồng tôi rất mong hằng ngày được phép làm công quả với các phần việc như quét dọn, thắp hương... tại đền.

Theo ông Phạm Quang Giao - công chức Văn hóa Xã hội xã Sơn Bằng, địa phương rất ghi nhận sự đóng góp của gia đình ông Phạm Đình Xất. Thể theo nguyện vọng của bà con nhân dân, thời gian tới, đền Nhà Ông sẽ được phục dựng trên khu vực nhà ông Xất theo 2 phương án: làm mới tại chỗ hoặc di dời đền từ UBND xã Sơn Bằng về vị trí ban đầu. Tuy nhiên, địa phương đang thiên về phương án di dời. Phần diện tích đất ông Xất hiến có trị giá khoảng 200 triệu đồng.

Đền Nhà Ông hay còn gọi là Miếu Trúc, là công trình tâm linh có lịch sử lâu đời ở xã Sơn Bằng. Nơi đây thờ Đức Bản Cảnh Thành Hoàng của làng Hữu Bằng - một vị phúc thần bảo hộ Nhân dân. Tương truyền lúc còn sống ngài có công lao giúp dân giữ nước, an ổn xã tắc, tiễu trừ phản nghịch.

Đền Nhà Ông có từ thời Lê Trung Hưng. Lần trùng tu gần nhất là năm 1897, dưới triều nhà Nguyễn. Đền là một ngôi nhà gỗ được chạm khắc bằng gỗ tinh xảo, mang đậm dấu ấn kiến trúc từ thế kỷ XVII. Ngôi nhà gỗ này hiện đang nằm trong khuôn viên trú sở UBND xã Sơn Bằng.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Bằng thủ pháp nghệ thuật điểm xuyết chấm phá, đấng tạo hóa điểm thêm lên miền duyên hải Kỳ Anh (Hà Tĩnh) những điểm nhấn thẩm mỹ say đắm lòng người...
Du lịch Hà Tĩnh hành trình mới nhiều kỳ vọng

Du lịch Hà Tĩnh hành trình mới nhiều kỳ vọng

Khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh, ngành Du lịch Hà Tĩnh đang triển khai 3 mũi chiến lược là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nông thôn và du lịch biển với những chuyển động mới nhiều hứa hẹn.
Tiên Điền - từ mảnh đất văn hóa đến đô thị văn minh

Tiên Điền - từ mảnh đất văn hóa đến đô thị văn minh

Thị trấn Tiên Điền - vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử đang rạng rỡ trong những kết quả của hành trình xây dựng đô thị văn minh, phát triển xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Trẩy hội ngày xuân

Trẩy hội ngày xuân

Khi những cánh mai, đào dần phai, mùi trầm hương đã vãn, là lúc tiếng trống mùa lễ hội vang lên trên khắp các vùng quê Hà Tĩnh. Trong sắc xuân mới, các nẻo đường lại rộn rã, náo nức bước chân của người dân tứ xứ về trẩy hội.
“Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân...”

“Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân...”

Mỗi khi nghe nhạc phẩm “Lá xanh” trong tôi lại rạo rực, bồi hồi. Bài hát là bản tình ca về những người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến tranh và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Lễ hội đền Linh Nha (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước cho Nhân dân.
Đi trong mùa lộc biếc

Đi trong mùa lộc biếc

Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.