Cựu chiến binh hiến hơn 1.000 mét vuông đất xây dựng nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Cựu chiến binh Đoàn Xuân Liên ở xã Sơn Trường (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hiến hơn 1.000 mét vuông đất để xây nhà văn hóa, mở đường giao thông, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

q1.jpg
Ông Đoàn Xuân Liên - cựu chiến binh ở xã Sơn Trường.

Sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Cơ khí nông nghiệp Hà Tĩnh, năm 1978, ông Đoàn Xuân Liên (SN 1958, trú thôn 6, xã Sơn Trường) lên đường nhập ngũ vào Sư đoàn 441 (huấn luyện tại huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).

Sau thời gian huấn luyện, năm 1979, ông được biên chế vào Đại đội D51–E114-F350 (thuộc Bộ Tư lệnh Đặc công) đóng quân tại huyện Gia Lâm (Hà Nội). Thời gian này, ông cùng đồng đội tham gia làm nhiệm vụ trinh sát tại các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang... để hỗ trợ bộ đội ta phát hiện mục tiêu, đánh tan quân bành trướng phía Bắc.

Đến tháng 9/1982, ông Đoàn Xuân Liên xuất ngũ, trở về địa phương tiếp tục đảm nhận các vị trí: Bí thư chi đoàn, Đội trưởng Đội sản xuất thôn 6, Xã đội trưởng, Chủ tịch Hội CCB xã… Hiện nay, ông vẫn đảm nhận vị trí Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn 6.

q2.jpg
Ông Liên (ngoài cùng bên trái) luôn năng nổ, tham mưu nhiều ý kiến với cán bộ địa phương trong quá trình xây dựng NTM.

“Trong quá trình công tác tại địa phương, tôi luôn trăn trở, mong ước cơ sở vật chất ở địa phương ngày càng phát triển. Chính vì thế, khi có chủ trương xây dựng các hạng mục NTM của xã Sơn Trường, tôi sẵn sàng hiến phần đất của mình để phục vụ công trình”, ông Liên chia sẻ.

Năm 2018, khi xây dựng nhà văn hóa thôn 6, ông Liên đã hiến gần 800 m2 đất nông nghiệp của gia đình để đổi cho 2 hộ dân có đất thuộc khu vực xây dựng nhà văn hóa. Nhờ đó, bà con nhân dân thôn 6 đã có điểm sinh hoạt cộng đồng rộng rãi cùng khu vực chơi thể thao hơn 1.000 m2.

q3.jpg
Nhờ tinh thần hiến đất của ông Liên, Nhân dân thôn 6 đã có nhà văn hóa khang trang, rộng rãi.

“Khu vực xây dựng nhà văn hóa thôn 6 lúc đó trùng với đất sản xuất của 2 hộ dân địa phương, song người dân không di dời bởi không có tiền đền bù. Vì thế, tôi đã hiến phần đất sản xuất của mình để đổi cho 2 hộ bị ảnh hưởng nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng”, ông Liên chia sẻ.

Đến tháng 2/2023, khi huyện Hương Sơn có chủ trương làm tuyến đường phát triển KT-XH phía Tây xã Sơn Trường, ông Liên đã tình nguyện hiến thêm hơn 200m2 đất sản xuất để mở đường. Nhờ đó, tuyến đường dài 3,5 km, có tổng mức đầu tư hơn 14 tỷ đồng đã hoàn thành kịp thời, giúp người dân địa phương thuận lợi trong sản xuất kinh tế vườn đồi, giao thương với các xã của huyện Vũ Quang.

q4.jpg
Ông Đoàn Xuân Liên đã hiến hơn 200 m2 đất sản xuất trong quá trình mở tuyến đường phát triển KT-XH phía Tây xã Sơn Trường.

Khi được hỏi về lý do sẵn sàng hiến đất mỗi khi địa phương cần, ông Liên cho hay: “Là một người lính Cụ Hồ, tôi luôn nhận thấy mình có một phần trách nhiệm trong công cuộc xây dựng NTM tại địa phương. Bây giờ, nhìn lại những công trình khang trang mà mình góp một phần công sức, tôi thấy rất vui”.

q5.jpg
Mô hình kinh tế trang trại tổng hợp của ông Liên cho thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/năm.

Cùng với sự nhiệt tình trong công cuộc xây dựng NTM ở quê hương, ông Đoàn Xuân Liên còn năng động trong phát triển kinh tế. Với khuôn viên trang trại gần 800 m2, ông chia ra nuôi 30 con lợn rừng; trồng hơn 50 gốc cam, bưởi; sản xuất rau màu cùng một ít gia súc. Nhờ đó, mỗi năm cho thu nhập từ 100 – 150 triệu đồng.

Những việc làm của CCB Đoàn Xuân Liên đã được Nhân dân, các tổ chức hội đoàn thể và chính quyền các cấp ghi nhận, tuyên dương. Năm 2002, ông được Bộ CHQS tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng dân quân, tự vệ; năm 2016, ông được Chủ tịch Hội CCB tỉnh tặng bằng khen vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”…

Ông Đoàn Xuân Liên là một trong những CCB tiêu biểu của xã Sơn Trường, là điển hình trong việc hiến đất, phục vụ xây dựng các công trình NTM của xã nhà. Bên cạnh đó, ông Liên còn là một người làm kinh tế giỏi theo mô hình trang trại tổng hợp. Có thể nói, CCB Đoàn Xuân Liên là tấm gương sáng để người dân địa phương, thế hệ trẻ noi theo.

Ông Lê Đức Thuận - Chủ tịch UBND xã Sơn Trường

Video: Ông Đoàn Xuân Liên chia sẻ về quá trình hiến 800 m2 để xây dựng nhà văn hóa thôn.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Chả rươi thơm ngậy, ngoài giòn, trong mềm là tinh túy của ẩm thực vùng đất ven bờ sông Lam. Đến mùa rươi, thưởng thức món đặc sản này mới cảm nhận được hết nét đẹp của văn hóa ẩm thực truyền thống của Hà Tĩnh.
Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Mô hình thí điểm nuôi cua lông tại phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) bước đầu mang tới nhiều triển vọng, vừa đem lại giá trị kinh tế cao vừa góp phần lan tỏa sản vật quê hương.
Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên” do Quang Hiếu sưu tầm và biên soạn; đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Với niềm đam mê mãnh liệt làn điệu ví, giặm, người Hà Tĩnh muôn phương đã không ngừng lan tỏa loại hình nghệ thuật đặc sắc này tới bạn bè trên mọi miền Tổ quốc và bè bạn quốc tế.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.