Hà Tĩnh hiện có hơn 130 công trình hồ đập bị hư hỏng, xuống cấp, trong đó có 47 công trình hồ chứa xung yếu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao khi mưa bão xảy ra.
Các công trình hồ, đập có vai trò hết sức quan trọng trong đảm bảo cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất và góp phần điều tiết lũ khi xảy ra mưa lớn. Để khắc phục tình trạng hồ đập đang xuống cấp trầm trọng hiện nay, cần chú trọng, nâng cao hơn nữa công tác quản lý, vận hành, khai thác và hơn hết, cần nguồn lực đầu tư tương xứng để nâng cấp đồng bộ, tổng thể.
Trên địa bàn Hà Tĩnh hiện có 130 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp chưa có kinh phí để nâng cấp, sửa chữa. Nhiều công trình phải tích nước hạn chế, thậm chí không tích nước. Nguy cơ mất an toàn cao trong mùa mưa lũ năm 2023 và tác động nặng nề đến hoạt động sản xuất, dân sinh đang hiện hữu.
Hồ Cỏ Lăn (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) sẽ được gia cố dốc nước, tiêu năng sau tràn xả lũ bằng bê tông và bê tông cốt thép kết hợp rọ đá, gia cố kênh dẫn sau tiêu năng...
Tuyến kênh sau tràn xả lũ hồ Đồng Ván thuộc địa bàn xã Xuân Hồng (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) bị sạt lở nghiêm trọng, “ăn” sâu vào nhà dân và đang tiếp tục đe dọa 12 hộ dân nơi đây.
Hà Tĩnh có 150 hồ đập hư hỏng, xuống cấp chưa được sửa chữa, khi mưa lớn kéo dài dẫn tới nguy cơ cao xảy ra sự cố. Để đảm bảo an toàn cho người dân, các địa phương sẵn sàng phương án sơ tán 2.349 hộ với 8.024 người vùng hạ du các hồ đập.
Van điều tiết của cống lấy nước trên đập Khe Du (Hương Khê, Hà Tĩnh) bị hư hỏng hoàn toàn nên mỗi khi có mưa là nước chảy qua tràn, chia cắt hàng chục hộ dân sinh sống bên trong đập.
Để chạy đua với thời gian khi mùa mưa bão đang đến gần, các đơn vị nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục công trình thuỷ lợi, đê điều trên địa bàn Hà Tĩnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu địa phương, ban quản lý dự án và các đơn vị thi công tập trung nhân lực, đẩy nhanh tiến độ thi công; quá trình thi công cần chuẩn bị phương án ứng phó với thời tiết bất thường để đảm bảo an toàn hồ chứa và vùng hạ du.
Từ đầu năm đến nay, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã lồng ghép, bố trí được hơn 70 tỷ đồng để nâng cấp nhiều công trình thủy lợi nhằm ứng phó với thiên tai, bão lũ.
Bão số 4 vừa tan nhưng dự báo hoàn lưu sau bão sẽ gây mưa lớn trên địa bàn Hà Tĩnh. Trước thực trạng hàng chục hồ đập ở Vũ Quang bị xuống cấp nghiêm trọng, chính quyền và người dân huyện miền núi đang lo "ngay ngáy".
Chủ động trước mùa mưa lũ, huyện Hương Khê – Hà Tĩnh cùng với các đơn vị quản lý chủ động xây dựng các phương án đối phó với "giặc nước" nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và người dân vùng hạ du.
Sáng 28/6, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh làm việc với Sở NN&PTNT về kết quả rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; công tác quy hoạch, đầu tư, quản lý công trình đê điều, hồ đập trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2016 – 2019.
Từ nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang triển khai thực hiện 3 dự án sửa chữa nâng cấp hồ đập bị hư hỏng, xuống cấp với tổng số tiền hơn 8 tỷ đồng.
Chiều 4/6, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Hà Tĩnh thực hiện chương trình giám sát chuyên đề công tác quy hoạch, đầu tư, quản lý công trình đê điều, hồ đập giai đoạn 2016 – 2019 trên địa bàn Hương Khê.
Chưa được gia cố triệt để, lại chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt nên đến nay, phần chân mái thượng lưu đập Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đang xuống cấp...
Sử dụng nguồn vốn vay (WB 8) do Ngân hàng Thế giới tài trợ, Hà Tĩnh vừa phê duyệt Tiểu dự án 1: Sửa chữa và nâng cao an toàn hồ đập trên địa bàn tỉnh với tổng mức đầu tư hơn 187 tỷ đồng.
Đập sông Quèn - công trình ngăn mặn giữ ngọt, giữ nguồn nước tưới cho 600 ha diện tích sản xuất nông nghiệp 4 xã của huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) nhiều năm nay bị hư hỏng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân.
Ngày 26/9, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y cùng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Hà Tĩnh tiến hành khảo sát các hồ đập, công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Hương Sơn.
Trên địa bàn 2 huyện Hương Sơn và Vũ Quang hiện có hàng chục hồ đập bị xuống cấp, hư hỏng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến công năng sử dụng của các công trình mà còn gây ra nỗi lo mất an toàn vùng hạ du trong mùa mưa bão sắp tới.
Đập tràn bị xói lở, thân đập bị thấm, hệ thống tiêu thoát hư hỏng không vận hành được..., đó là thực trạng chung của nhiều hồ đập lớn nhỏ trên địa bàn huyện Hương Khê.
Toàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) có 157 công trình thủy lợi thì trong đó có 42 hồ đập đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn cao trong mùa mưa lũ năm nay.
Nhiều hồ đập ở Hà Tĩnh xây dựng lâu năm hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, gây mất an toàn trong mùa mưa lũ. Trong khi nguồn kinh phí để đầu tư sửa chữa hạn hẹp là một thách thức lớn đối với Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh.
Để đảm bảo an toàn cho mùa mưa bão năm nay, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đang tập trung nâng cấp sửa chữa đập Đồng Ván, hồ Đồng Bản vốn đang bị xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn cao.