Nguy cơ mất an toàn từ nhiều hồ đập xuống cấp ở huyện miền núi Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Thân đập bị thấm, cầu vận hành hư hỏng, tràn xả lũ sạt lở... là thực trạng chung của nhiều hồ đập trên địa bàn Hương Sơn - Hà Tĩnh trong mùa mưa lũ.

Nguy cơ mất an toàn từ nhiều hồ đập xuống cấp ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Hồ đập Háp ở xã Sơn Tiến tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ.

Hồ đập Háp ở xã Sơn Tiến có dung tích 0,5 triệu m3 được xây dựng cách đây hàng chục năm, phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp cho gần 50 ha lúa. Hứng chịu nhiều trận mưa lũ, hiện nay, công trình thủy lợi đập Háp đang bị xuống cấp, mái thượng hạ lưu đập có đoạn bị sạt lở, cống lấy nước bị hư hỏng, mất an toàn trong mùa mưa lũ năm nay.

Nguy cơ mất an toàn từ nhiều hồ đập xuống cấp ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Mái thượng lưu hồ đập Háp bị sạt trượt...

Nhà ở gần chân hồ đập Háp, anh Phan Văn Thỏa (thôn Ao Tròn) cho biết: “Hằng năm, khi xẩy ra mưa lũ, nước từ Rú Vạc chảy về rất mạnh làm cho mực nước ở hồ Háp dâng cao. Bởi vậy, cứ đến mùa mưa lũ, gia đình tôi lại cảm thấy bất an bởi không biết đập vỡ lúc nào...”.

Nguy cơ mất an toàn từ nhiều hồ đập xuống cấp ở huyện miền núi Hà Tĩnh

...và cầu lấy nước bị hư hỏng

“Khi xẩy ra mưa lớn, nước thượng nguồn đổ xuống, nguy cơ vỡ đập Háp rất cao. Để bảo vệ công trình hồ đập Háp, xã chủ động lên kế hoạch, phương án cụ thể; cắt cử, bố trí phương tiện, lực lượng luôn sẵn sàng khi có lệnh để khơi thông dòng chảy, xả lũ kịp thời.

Chính quyền địa phương rất mong tỉnh và huyện quan tâm nâng cấp, sửa chữa để hồ đập Háp đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và an toàn trong mùa mưa lũ” - Chủ tịch UBND xã Sơn Tiến Nguyễn Khắc Việt chia sẻ.

Nguy cơ mất an toàn từ nhiều hồ đập xuống cấp ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Đập Khe Điếc ở thôn Sinh Cơ, xã Sơn Châu cũng xuống cấp nghiêm trọng

Đập Khe Điếc ở xã Sơn Châu cũng là một trong những công trình đang bị xuống cấp nghiêm trọng, nguy hiểm luôn “rình rập” trong mùa mưa lũ.

Nguy cơ mất an toàn từ nhiều hồ đập xuống cấp ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Vào mùa mưa bão, nước chảy tạo thành hàm ếch dưới thân đập Khe Điếc.

Chủ tịch UBND xã Sơn Châu Hồ Phạm Tuân lo lắng: Từ nhiều năm nay, đập Khe Điếc bị sụt lún ở phía thượng lưu, hạ lưu và nước chảy lộng dưới thân đập, tạo thành hàm ếch có đường kính 2-3m. Đặc biệt, vào mùa mưa lũ, nước chảy thẳng, gây nguy hiểm khiến cho hàng chục hộ dân ở vùng hạ du “đứng ngồi không yên”.

Mặc dù xã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền nhưng đến nay vẫn chưa được bố trí kinh phí để nâng cấp, sửa chữa. Việc đầu tư nâng cấp đập Khe Điếc là rất cần thiết, đảm bảo an toàn cho công trình, đồng thời tưới tiêu cho hơn 20 ha diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Nguy cơ mất an toàn từ nhiều hồ đập xuống cấp ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Hằng năm, chính quyền xã Sơn Châu phải đào đất tạo tràn để bảo vệ công trình đập Khe Điếc

Qua kiểm tra, đánh giá chất lượng 85 hồ chứa trên địa bàn huyện Hương Sơn, có 12 công trình hồ đập xuống cấp, hư hỏng đang “kêu cứu”. Cụ thể: hồ Trung Lưu, Kim Thành (xã Sơn Tây), hồ Khe Điếc (xã Sơn Châu), Khe Đá (xã Sơn Kim 2), Cửa Bàn (xã Sơn Giang), Khe Nhảy, hồ Háp (xã Sơn Tiến), Bãi Sậy (xã Sơn Trường), Tràng Riềng (xã Quang Diệm), Liên Hoàn (xã Kim Hoa), hồ Sen, hồ Ồ Ồ (xã Sơn Lâm).

Nguy cơ mất an toàn từ nhiều hồ đập xuống cấp ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Đập Khe Đá ở xã Sơn Kim 2 cống bị hỏng, thân tràn bị xói lộng

Những hồ chứa trên hầu hết đã xẩy ra hiện tượng thấm qua thân đập, vai đập; hệ thống tràn xả lũ kết cấu chủ yếu bằng đất, kích thước nhỏ không đảm bảo tiêu thoát vào mùa mưa lũ.

Ngoài ra, một số hồ chứa chưa có cầu công tác, gây khó khăn cho việc khai thác, vận hành, quản lý công trình, đặc biệt là vận hành trong mùa mưa lũ...

Nguy cơ mất an toàn từ nhiều hồ đập xuống cấp ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Đập Kim Thành, xã Sơn Tây không có cầu công tác, gây khó khăn cho việc vận hành, nhất là trong mùa mưa lũ

Theo ông Nguyễn Chí Tâm - chuyên viên Phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn, trước thực trạng trên, đầu năm 2020, huyện Hương Sơn đã đề xuất với tỉnh đầu tư nâng cấp, sửa chữa 9 công trình hồ chứa cấp bách với tổng kinh phí 18,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện tỉnh mới cho chủ trương đầu tư nâng cấp công trình hồ Trung Lưu ở xã Sơn Tây đang bị thấm mái hạ lưu chảy thành dòng, mất an toàn cao trong mùa mưa lũ.

“Đảm bảo an toàn cho các công trình trong mùa mưa lũ năm nay, huyện cũng đã chỉ đạo các xã chủ động xây dựng các phương án, kịch bản sát với tình hình thực tế của địa phương để ứng phó kịp thời, bảo vệ các công trình có nguy cơ mất an toàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do mưa lũ gây ra...” - ông Tâm nói.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.