Đập sông Quèn xuống cấp, nông dân Cẩm Xuyên phấp phỏng lo âu

(Baohatinh.vn) - Đập sông Quèn - công trình ngăn mặn giữ ngọt, giữ nguồn nước tưới cho 600 ha diện tích sản xuất nông nghiệp 4 xã của huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) nhiều năm nay bị hư hỏng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân.

Đập sông Quèn xuống cấp, nông dân Cẩm Xuyên phấp phỏng lo âu

Vai cống ngăn mặn ở đập sông Quèn (đoạn qua xã Cẩm Lộc) bị xói lở, sụt lún nghiêm trọng

Theo Chủ tịch UBND xã Cẩm Lộc Hoàng Xuân Ngọ, sông Quèn có chiều dài 10km đi qua 4 xã: Cẩm Trung, Cẩm Lĩnh, Cẩm Sơn và Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên). Năm 1989, sông Quèn được ngăn đập để điều tiết nước phục vụ sản xuất trên diện tích 600 ha của 4 xã nói trên, trong đó Cẩm Lộc có 300 ha. Tuy nhiên, hiện nay đập bị hư hỏng, sông bị bồi lắng nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất.

Để "giải khát" cho diện tích 300 ha lúa, thời gian qua người dân Cẩm Lộc đã tận dụng nguồn nước rò rỉ của các xã Cẩm Lạc, Cẩm Sơn và một phần kênh dẫn để tưới tiêu. Tuy nhiên do lưu lượng nước ít nên cũng chỉ tưới được phần diện tích ở 2 bên bờ kênh và mỗi vụ sản xuất chỉ tưới được 1 đến 2 đợt, trong khi nhu cầu tưới cần 6-7 đợt.

Đập sông Quèn xuống cấp, nông dân Cẩm Xuyên phấp phỏng lo âu

Cánh cống bị rò rỉ, hiện rõ nguy cơ nước mặn xâm thực khi xảy ra triều cường

Ông Nguyễn Đình Chung - Trưởng thôn Nam Phong (xã Cẩm Lộc) cho biết: “Do không có nước tưới, chậm thời vụ nên đợt mưa lớn vừa qua, toàn thôn chúng tôi có hơn 8,5 ha diện tích lúa hè thu đến thời kỳ thu hoạch bị ngập úng”.

Để khắc phục tình trạng này, hàng năm xã Cẩm Lộc đã trích ngân sách từ 50 đến 100 triệu đồng cho các hạng mục tu sửa tràn, cánh cống và thân đê. Thế nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế, tình trạng sạt lở và rò rỉ nước vẫn không thể khắc phục triệt để.

Đập sông Quèn xuống cấp, nông dân Cẩm Xuyên phấp phỏng lo âu

Mỗi năm nguồn ngân sách của xã Cẩm Lộc đầu tư từ 50 đến 100 triệu đồng chỉ đủ để tu sửa nhỏ, những hạng mục lớn ngày càng xuống cấp (Trong ảnh: Một đoạn xuống cấp, xói lở ở tràn)

Dẫn chúng tôi "mục sở thị" thực trạng thân đê bị sụt lún, vai cống hỏng, tràn xuống cấp nhiều chỗ, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Lộc Nguyễn Văn Tuân bày tỏ băn khoăn: “Hệ thống thủy lợi đập sông Quèn đã xuống cấp nhiều năm nay nhưng các xã không đủ kinh phí để sửa chữa, khắc phục. Nếu tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng để việc tưới, tiêu trên diện tích sản xuất mà tình trạng ngập mặn cũng sẽ xảy ra”.

Đập sông Quèn xuống cấp, nông dân Cẩm Xuyên phấp phỏng lo âu

Dòng sông Quèn bị bồi lắng, việc tưới tiêu hạn chế đã ảnh hưởng đến việc sản xuất

Thiết nghĩ trong lúc chờ dự án đầu tư, nâng cấp tổng thể hệ thống thủy lợi đập sông Quèn, huyện Cẩm Xuyên cần triển khai các giải pháp khắc phục tạm thời để phục vụ sản xuất của người dân.

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.