Xã hội

Hồ đập xuống cấp và câu chuyện nguồn lực đầu tư, khai thác hiệu quả (bài 2): Đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn công trình
Hồ đập xuống cấp và câu chuyện nguồn lực đầu tư, khai thác hiệu quả (bài 2): Đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn công trình

Các công trình hồ, đập có vai trò hết sức quan trọng trong đảm bảo cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất và góp phần điều tiết lũ khi xảy ra mưa lớn. Để khắc phục tình trạng hồ đập đang xuống cấp trầm trọng hiện nay, cần chú trọng, nâng cao hơn nữa công tác quản lý, vận hành, khai thác và hơn hết, cần nguồn lực đầu tư tương xứng để nâng cấp đồng bộ, tổng thể.

Hồ đập xuống cấp và câu chuyện nguồn lực đầu tư, khai thác hiệu quả (bài 2): Đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn công trình
Hồ đập xuống cấp và câu chuyện nguồn lực đầu tư, khai thác hiệu quả (bài 2): Đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn công trình

Trước tình trạng nhiều công trình hồ, đập xuống cấp trầm trọng, những năm qua, các đơn vị quản lý đã chủ động triển khai sửa chữa, song, chỉ mang tính “giật gấu vá vai”. Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh quản lý 33 hồ chứa và 4 đập dâng trên địa bàn 6 huyện, thị, thành phố. Nhiều năm nay, một số công trình hồ, đập bị hư hỏng nhưng đơn vị chỉ được sửa chữa nhỏ theo kiểu...“hỏng đâu sửa đó”. Giai đoạn 2018-2022, công ty chỉ sửa chữa một số hạng mục công trình với kinh phí gần 42 tỷ đồng. So với thực trạng hồ đập hiện nay thì việc sửa chữa này chưa thể đáp ứng yêu cầu. Theo ông Trần Mạnh Cường - Giám đốc công ty, 11 công trình đang xuống cấp trầm trọng cần nguồn vốn 153 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa.

Tại Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh, 5 năm trở lại đây cũng chỉ sửa chữa 4 công trình với tổng kinh phí gần 68 tỷ đồng. 2 công trình cấp bách nhất là tràn xả lũ hồ Cu Lây - Trường Lão và hồ Đá Bạc cần được sửa chữa ngay. Theo đó, hồ Cu Lây - Trường Lão cần nguồn vốn khoảng 7 tỷ đồng, còn hồ Đá Bạc cần dự án với số vốn hàng trăm tỷ đồng để nâng cấp.

Hồ đập xuống cấp và câu chuyện nguồn lực đầu tư, khai thác hiệu quả (bài 2): Đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn công trình

Hồ Đá Bạc là 1 trong 2 công trình xuống cấp trầm trọng do Công ty Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh quản lý đang cần được nâng cấp.

Bên cạnh nguồn lực từ cấp tỉnh, Trung ương hạn chế, nguồn kinh phí của các đơn vị quản lý hồ, đập cũng rất ít ỏi. Nguồn thu của doanh nghiệp (DN) thủy lợi chủ yếu từ hỗ trợ giá sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. Tuy nhiên, mức giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi từ năm 2013 đến nay vẫn không thay đổi, trong khi chi phí nguyên, nhiên liệu, vật tư, tiền lương... đều tăng. Do đó, gây khó khăn cho đơn vị quản lý, vận hành chi trả các hoạt động SXKD, trả lương, các chế độ chính sách cho người lao động và sửa chữa, bảo trì công trình.

Ông Nguyễn Thế Hùng - Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh thông tin: Nguồn thu chủ yếu của công ty từ nguồn hỗ trợ giá sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi với hơn 38 tỷ đồng/năm. Do chi phí cấu thành đã tăng nên mức hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi áp dụng từ năm 2013 đã không còn phù hợp với tình hình hiện nay, không thể đảm bảo cho các hoạt động sửa chữa, bảo trì thường xuyên các công trình. Để tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị thủy lợi, cần nâng mức giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi hoặc thực hiện tốt cơ chế trợ giá, hỗ trợ tài chính nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế trong công tác quản lý, vận hành công trình.

Hồ đập xuống cấp và câu chuyện nguồn lực đầu tư, khai thác hiệu quả (bài 2): Đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn công trình

Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thuỷ lợi Nam Hà Tĩnh kiểm tra tình trạng mất an toàn tại hồ Mục Bài (xã Hương Xuân, Hương Khê).

Ngoài ra, các DN thủy lợi đề xuất hằng năm xem xét, bố trí một khoản kinh phí cho mục “sự nghiệp thủy lợi” trong dự toán thu chi ngân sách của tỉnh để hỗ trợ DN từng bước thực hiện nội dung đảm bảo an toàn hồ, đập.

Để giải quyết vấn đề hồ, đập xuống cấp trong bối cảnh ngân sách Nhà nước khó khăn thì việc xã hội hóa để huy động các nguồn lực cùng xây dựng, quản lý và khai thác là một trong những giải pháp phù hợp. Điều này không chỉ giảm gánh nặng cho ngân sách mà còn phát huy hiệu quả công trình, nâng cao chất lượng các dịch vụ thủy lợi. Luật Thủy lợi 2017 có hiệu lực từ ngày 1/7/2018 đã cụ thể hóa nhiều quy định mang tính đột phá nhằm thực hiện xã hội hóa lĩnh vực thủy lợi. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn nhiều vướng mắc nên tới nay, các công trình hồ, đập vẫn do địa phương, DN công ích quản lý, khai thác.

Các đơn vị quản lý cho rằng, muốn thực hiện được công tác xã hội hóa đầu tư, quản lý và khai thác công trình hồ, đập, Nhà nước cần rà soát, đánh giá hiện trạng để có hướng đầu tư đồng bộ và phải quy định cụ thể giá nước cho từng loại hình, đảm bảo tính đúng, tính đủ theo cơ chế thị trường. Các ngành chức năng quy định rõ cơ chế, trách nhiệm quản lý đầu tư, tránh tình trạng chồng chéo; đồng thời, ban hành chính sách khuyến khích đủ sức hấp dẫn DN tham gia đầu tư. Cùng đó, bên cạnh phục vụ sản xuất nông nghiệp, cũng cần tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư tiếp cận đa mục tiêu, đa ngành, nhất là lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ.

Hồ đập xuống cấp và câu chuyện nguồn lực đầu tư, khai thác hiệu quả (bài 2): Đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn công trình

Theo ông Trần Đức Thịnh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh, ngoài nhiệm vụ tích trữ nước phục vụ sản xuất thì việc đảm bảo an toàn hồ, đập cũng nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản của Nhân dân vùng hạ du. Chính vì vậy, cần sớm xem xét bố trí nguồn vốn để nâng cấp, sửa chữa các công trình hồ, đập một cách tổng thể. Về lâu dài, cần có đề án an toàn hồ, đập để phân cấp, phân kỳ đầu tư nguồn lực. Cùng đó, xem xét cân đối mức cấp bù thủy lợi phí tương xứng với chi phí sản xuất hiện nay và tạo điều kiện thuận lợi để các DN vào đầu tư xây dựng, khai thác công trình hồ, đập.

Hồ đập xuống cấp và câu chuyện nguồn lực đầu tư, khai thác hiệu quả (bài 2): Đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn công trình

Thời gian qua, không ít người dân vì thiếu hiểu biết hoặc cố tình vi phạm bảo vệ công trình như: nuôi cá, trồng cây, xả rác thải, xây dựng nhà kiên cố trên thân đập... Cùng đó, sự vào cuộc của chính quyền địa phương còn thờ ơ, thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị dẫn đến các vi phạm tồn đọng, kéo dài.

Gia đình ông Nguyễn Trường Sơn xây dựng công trình chăn nuôi, trồng cây trong khu vực hành lang an toàn và thả cá trong lòng hồ Cha Chạm (xã Gia Phố, Hương Khê) từ năm 2008. Đến năm 2016, khi tiếp nhận quản lý công trình này, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh đã làm việc với địa phương để xử lý vi phạm nhưng vì không quyết liệt nên đến nay vẫn tồn tại. Ông Đặng Viết Long - Chủ tịch UBND xã Gia Phố cho biết: “Đây là vi phạm do lịch sử để lại. Năm 2008, UBND xã Gia Phố và ông Nguyễn Trường Sơn có ký kết hợp đồng cho phép gia đình sử dụng toàn bộ lưu vực mặt nước và một phần diện tích đất trên thân đập hồ Cha Chạm để làm chuồng trại chăn nuôi. Từ đầu, việc cho hộ dân thuê đất đã không xem xét đến phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và trong nhiều năm vụ việc không được quyết liệt xử lý”.

Hồ đập xuống cấp và câu chuyện nguồn lực đầu tư, khai thác hiệu quả (bài 2): Đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn công trình

  1. Nhà cửa dựng trên thân đập hồ Cha Chạm (xã Gia Phố, Hương Khê) vi phạm bảo vệ công trình thủy lợi là một trong những nguyên nhân gây ra sự xuống cấp.

Hồ đập xuống cấp và câu chuyện nguồn lực đầu tư, khai thác hiệu quả (bài 2): Đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn công trình

Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh đã làm việc với UBND xã Gia Phố từ năm 2016 để xử lý vi phạm trên hồ Cha Chạm, tuy nhiên đến nay vẫn chưa xử lý dứt điểm.

Được biết, trên địa bàn huyện Hương Khê hiện có 21 vụ vi phạm bảo vệ công trình hồ đập, trong đó, nhiều vụ việc kéo dài, tính chất phức tạp. Nguyên nhân là do phần lớn hồ, đập chưa được cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý và xử lý vi phạm. Công tác phối hợp giữa các đơn vị quản lý với chính quyền địa phương các cấp chưa chặt chẽ; chưa thực sự quyết liệt vào cuộc để xử lý; chưa tập trung giải quyết ngay từ khi mới phát sinh, dẫn đến tình trạng vi phạm kéo dài. Ngoài ra, hầu hết các công trình thủy lợi xây dựng trước đây không đền bù đất thuộc hành lang bảo vệ công trình, đến nay, một số diện tích đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đã được cấp cho người dân, trong đó có đất ở.

Ông Phan Kỳ - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết: Thời gian tới, huyện sẽ chỉ đạo các phòng liên quan, UBND các xã, thị trấn, đồng thời phối hợp với đơn vị quản lý công trình thủy lợi có biện pháp kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Xem xét xử lý trách nhiệm đối với chủ tịch UBND cấp xã, các đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công trình thủy lợi khi để xảy ra vi phạm. Đồng thời, chỉ đạo tổ chức thực hiện việc cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và bàn giao mốc chỉ giới cho UBND cấp xã để phối hợp quản lý, bảo vệ.

Hồ đập xuống cấp và câu chuyện nguồn lực đầu tư, khai thác hiệu quả (bài 2): Đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn công trình

Xây dựng công trình chăn nuôi trong phạm vi bảo vệ an toàn hồ Đập Làng (xã Hương Thủy, Hương Khê).

Theo số liệu của Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh, đến nay, toàn tỉnh có trên 180 vụ vi phạm tại đầu mối hồ, đập với các loại hình vi phạm như: xây nhà ở kiên cố, nhà tạm, trồng cây trên thân đập; thả cá, trồng cây trong lòng hồ... Phần lớn các vi phạm pháp luật về thủy lợi chỉ dừng ở mức lập biên bản vi phạm, chưa áp dụng các chế tài xử phạt hành chính theo quy định. Ông Đặng Hòa Bình - Trưởng phòng Quản lý và Khai thác, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh cho rằng, tỉnh và các cơ quan liên quan cần chỉ đạo địa phương tăng cường tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi, xử lý dứt điểm các vi phạm. Bên cạnh đó, cần kiện toàn các tổ chức thủy lợi cơ sở, phối hợp tốt với DN thủy lợi trong điều tiết, phân phối nước phục vụ sản xuất, chống thất thoát, lãng phí nước tại các khu tưới.

Video: Ông Đặng Hòa Bình, Trưởng phòng Quản lý và Khai thác, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh thông tin về việc vi phạm bảo vệ công trình và đề xuất giải pháp.

Bên cạnh đó, trên thực tế, nhiều công trình được xây dựng từ những năm 1960-1970, một số chỉ tiêu kỹ thuật không còn phù hợp với điều kiện khí hậu và quy định hiện hành. Ngoài ra, khi chuyển giao giữa các đơn vị quản lý, các tài liệu thông số kỹ thuật, đánh giá hiện trạng không còn lưu trữ gây khó khăn cho công tác quản lý an toàn hồ, đập và thực hiện phương án tích nước, phòng chống thiên tai. Về chủ quan, việc ứng dụng công nghệ, tự động hóa trong công tác vận hành còn hạn chế, chi phí nhân công cao...

Hồ đập xuống cấp và câu chuyện nguồn lực đầu tư, khai thác hiệu quả (bài 2): Đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn công trình

Hạng mục tràn xả lũ hồ Đồng Ván (xã Xuân Hồng, Nghi Xuân) đang được sửa chữa nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và tài sản, tính mạng của người dân vùng hạ du.

Hồ đập xuống cấp và câu chuyện nguồn lực đầu tư, khai thác hiệu quả (bài 2): Đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn công trình

Ông Trần Đức Thịnh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh nhấn mạnh: “Để quản lý, vận hành, khai thác hiệu quả và nâng cao “tuổi thọ” công trình hồ đập, đơn vị quản lý cần tăng cường kiểm tra, rà soát hiện trạng các công trình để bảo dưỡng thường xuyên, nhất là xây dựng phương án cho những hồ chứa xung yếu, nguy cơ mất an toàn cao. Cơ quan quản lý công trình cần từng bước thay đổi phương thức vận hành như: ứng dụng chuyển đổi số, đầu tư công nghệ thông tin, tự động hóa để giảm thiểu chi phí nhân công lao động, tối ưu hóa việc quản lý, khai thác công trình. Khi đầu tư thiết bị, cần quan tâm đào tạo nguồn nhân lực đủ chuyên môn, đáp ứng nhiệm vụ, đồng bộ hạ tầng để phát huy hiệu quả việc ứng dụng công nghệ và đặc biệt là nâng cao trách nhiệm của đơn vị quản lý”.

Hồ đập xuống cấp và câu chuyện nguồn lực đầu tư, khai thác hiệu quả (bài 2): Đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn công trình

Công trình hồ Đồng Trày (xã Xuân Viên, Nghi Xuân) được nâng cấp sửa chữa góp phần đảm bảo an toàn hồ đập và cấp nước sản xuất.

Cũng theo Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh, các địa phương cũng cần phối hợp với các ngành NN&PTNT, công an đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thủy lợi, đê điều; tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm quyền. Các sở, ngành liên quan như TN&MT, GTVT rà soát việc quản lý quy hoạch, sử dụng đất đai trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật nhằm tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Ngành NN&PTNT căn cứ vào điều kiện thực tế, xây dựng đề án cung cấp nước tưới hằng năm phù hợp với thực trạng khả năng tưới của các hồ, đập. Đối với những công trình nhỏ lẻ, chỉ phục vụ vùng nhỏ, đã xuống cấp nghiêm trọng hoặc không thể khắc phục thì cần nghiên cứu phương án thanh lý; đồng thời, xây dựng kế hoạch chuyển đổi sản xuất vùng tưới phù hợp nhằm đảm bảo việc phục vụ sản xuất và an toàn mùa mưa lũ.

Hồ đập xuống cấp và câu chuyện nguồn lực đầu tư, khai thác hiệu quả (bài 2): Đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn công trình

thiết kế & kỹ thuật: huy tùng - khôi nguyễn

>> Bài 1: Nhiều công trình “rệu rạo”

Đọc thêm

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.