Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế xem xét đưa thêm Remdesivir và các loại thuốc vào điều trị COVID-19

Tại cuộc họp chiều 6/8, các thành viên của Hội đồng chuyên môn đã thảo luận về các thuốc như: rối loạn đông máu thêm loại đường uống, kháng virus, kháng thể đơn dòng, diệt ký sinh trùng liệu pháp nằm sấp và thuốc Remdesivir trong điều trị bệnh nhân COVID-19

Chiều 6/8, tại Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Hội đồng Chuyên môn của Bộ Y tế đã tổ chức họp trực tuyến với các thành viên trên khắp cả nước về cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh - Phó Trưởng Tiểu ban điều trị cho biết, trong thời gian qua, Hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế đã phát huy hiệu quả trong chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19.

Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế xem xét đưa thêm Remdesivir và các loại thuốc vào điều trị COVID-19

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh- Phó Trưởng Tiểu ban điều trị và các thành viên của Hội đồng chuyên môn tại điểm cầu Bộ Y tế.

Việt Nam cũng luôn cập nhật các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị về COVID-19 trên thế giới cũng như chưa từ chối một phương pháp điều trị nào.

Theo các thành viên Hội đồng chuyên môn , việc cập nhật hướng dẫn chẩn đoán điều trị là một việc làm cần thiết để đáp ứng tình hình điều trị và công tác chống dịch COVID-19.

Tại cuộc họp các thành viên đã thảo luận về các thuốc điều trị hiện nay như thuốc điều trị rối loạn đông máu thêm loại đường uống; thuốc kháng virus; thuốc kháng thể đơn dòng, thuốc diệt ký sinh trùng; liệu pháp nằm sấp…. Trong đó có thuốc Remdesivir .

Đây là thuốc đã được cấp phép khẩn cấp tại Ấn Độ cho chỉ định điều trị COVID-19, cho bệnh nhân COVID nặng, thở máy/ECMO…

Trên cơ sở hướng dẫn chung của Bộ Y tế, các địa phương cũng phải phát huy tính chủ động, biện pháp nào điều trị tốt cho bệnh nhân COVID-19 cần phát huy nhằm giảm tử vong, giảm bệnh nhân chuyển nặng.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết sẽ chỉ đạo các bệnh viện trên toàn quốc chuẩn bị sẵn 40% giường bệnh; huy động toàn bộ cán bộ, nhân viên y tế tất cả các chuyên ngành tham gia chống dịch kể cả bác sỹ thẩm mỹ, răng hàm mặt…

Liên quan đến thuốc Remdesivir điều trị COVID-19, đêm qua, lô thuốc Remdesivir đầu tiên đã về Việt Nam. Số lô thuốc này sẽ được phân bổ cho các tỉnh, thành phố đang có dịch COVID-19.

Do tình hình vận chuyển khó khăn, các lô hàng phải chia thành từng đợt nhỏ, nên thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 sẽ về liên tục nhiều đợt.

Dự kiến, đến tuần sau, sẽ có khoảng 100 nghìn lọ Remdesivir nữa về tới Việt Nam để kịp chuyển cho Bộ Y tế phục vụ khẩn cấp việc điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng.

Trước đó, theo thông tin từ Bộ Y tế ngày 2/8, dưới sự hướng dẫn của Bộ Y tế, Tập đoàn Vingroup vừa đàm phán thành công đơn hàng đặc biệt - 500.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 được FDA Mỹ cấp phép.

Như vậy, chưa đầy 1 tuần, tập đoàn đã nhập khẩu khoảng hơn 100 nghìn lọ thuốc Remdesivir điều trị COVID-19. Số lượng còn lại sẽ lần lượt được chuyển về Việt Nam ngay trong tháng 8/2021.

Việc nhập khẩu được số lượng lớn thuốc điều trị trong thời gian rất ngắn trong bối cảnh cả thế giới khó tiếp cận với thuốc Remdesivir là nỗ lực vì cộng đồng.

Lô thuốc điêu trị COVID-19 Remdesivir đầu tiên đã về đến Việt Nam trong đêm qua

Remdesivir là thuốc kháng virus được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt khẩn cấp để điều trị cho bệnh nhân COVID-19, từng được cựu Tổng thống Mỹ sử dụng để chữa COVID-19.

Với khả năng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm mạnh tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân diễn tiến nặng, Remdesivir đã được 50 quốc gia như Mỹ, EU, Úc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ... đưa vào phác đồ điều trị từ tháng 5/2020, và là một trong những loại thuốc đặc trị khó tiếp cận hàng đầu thế giới.

Liên quan đến thuốc này, tại cuộc họp trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 với hơn 700 điểm cầu diễn ra ngày 2/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, ngay khi Remdesivir về Việt Nam sẽ dùng luôn để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19, kể cả bệnh nhân trung bình.

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, thông qua nguồn tặng, viện trợ, thời gian qua Việt Nam cũng đã sử dụng Remdesivir để điều trị cho một số bệnh nhân COVID-19 tại một số cơ sở y tế. Kết quả bước đầu cho thấy thuốc Redemsivir giúp bệnh nhân giảm lượng virus nhanh.

Tuy nhiên, các chuyên gia điều trị lưu ý, người dân tuyệt đối không săn lùng, tích trữ và tự ý sử dụng thuốc này. Việc chỉ định, liều lượng sử dụng thuốc Remdesivir phải do các bác sĩ tại các cơ sở điều trị ra y lệnh

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.