Hội thảo khoa học “Giải phóng Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ Thành cổ năm 1972 - Nửa thế kỷ xây dựng, đổi mới và phát triển”

(Baohatinh.vn) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2022), 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, ngày 29/4, tại thành phố Đông Hà, Bộ Quốc phòng phối hợp Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội thảo khoa học “Giải phóng Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ Thành cổ năm 1972 - nửa thế kỷ xây dựng, đổi mới và phát triển”.

Hội thảo khoa học “Giải phóng Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ Thành cổ năm 1972 - Nửa thế kỷ xây dựng, đổi mới và phát triển”

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị và kết nối trực tuyến với 15 điểm cầu các tỉnh, thành phố, các đơn vị lực lượng vũ trang toàn quân.

Khai mạc hội thảo, Thượng tướng Lê Huy Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nêu rõ: Cách đây 50 năm, thực hiện quyết tâm đánh bại về cơ bản chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh quyết định mở cuộc tiến công chiến lược quy mô lớn trên toàn miền Nam trong năm 1972, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, làm thay đổi tương quan lực lượng và cục diện chiến trường có lợi cho ta, tạo điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi cuối cùng.

Trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, Trị - Thiên được xác định là hướng tiến công chủ yếu, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai hướng phối hợp quan trọng. Chiến dịch tiến công Trị - Thiên giành thắng lợi đã giải phóng tỉnh Quảng Trị và 3 xã thuộc huyện Hương Điền tỉnh Thừa Thiên. Sau đó chiến dịch chuyển vào phòng ngự bảo vệ vùng giải phóng, trong đó Thành cổ Quảng Trị là trọng điểm.

Chiến thắng Quảng Trị và chiến công bảo vệ thành cổ cùng với thắng lợi của các hướng tiến công khác trên toàn miền Nam năm 1972 và chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã tạo nên bước ngoặt quyết định cục diện chiến tranh, đánh bại một bước quan trọng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, buộc đế quốc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, đưa cuộc kháng chiến của Nhân dân ta đi đến thắng lợi hoàn toàn vào mùa xuân năm 1975.

Hội thảo khoa học “Giải phóng Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ Thành cổ năm 1972 - Nửa thế kỷ xây dựng, đổi mới và phát triển”

Có 11 tham luận trực tiếp của đại biểu, nhân chứng lịch sử, đi sâu phân tích làm rõ bối cảnh lịch sử, âm mưu, thủ đoạn hoạt động của Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn

Hội thảo đã nhận hơn 100 báo cáo, tham luận của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng; các cơ quan Trung ương, tỉnh Quảng Trị, các địa phương; các tướng lĩnh, sĩ quan, nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội.

Tại hội thảo, có 11 tham luận trực tiếp của đại biểu, nhân chứng lịch sử, đi sâu phân tích làm rõ bối cảnh lịch sử, âm mưu, thủ đoạn hoạt động của Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn; khẳng định tầm nhìn chiến lược, chủ trương đúng đắn và sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương trong lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao, giữa “đánh và đàm” trên bàn Hội nghị Paris và việc chuyển hướng tiến công chủ yếu ở Trị - Thiên, giành và giữ địa bàn chiến lược Quảng Trị năm 1972.

Đồng thời, phân tích, làm rõ quá trình chuẩn bị, tổ chức lực lượng, tiến hành chiến dịch tiến công Trị - Thiên, giải phóng tỉnh Quảng Trị và 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ thành cổ năm 1972; nghệ thuật chiến dịch tiến công và nghệ thuật tổ chức thế trận phòng ngự của quân và dân ta trên địa bàn chiến lược Quảng Trị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước...

Hội thảo cũng là dịp nêu bật những thành tựu trong lãnh đạo, chỉ đạo, sự chuyển biến quan trọng xây dựng, đổi mới, phát triển quê hương của Quảng Trị trong 50 năm hàn gắn vết thương chiến tranh nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới...

Tổng hợp tham luận tại hội thảo, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự, Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên đánh giá và luận giải về tầm vóc, ý nghĩa thắng lợi trong các tham luận, khẳng định: Chủ trương, chỉ đạo chiến lược đúng đắn, sáng tạo của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương - Nhân tố có ý nghĩa quyết định làm nên thắng lợi tại mặt trận Quảng Trị năm 1972.

Cuộc tiến công, nổi dậy giải phóng tỉnh Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ thành cổ năm 1972 là bản hùng ca bất tử của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Quá trình tổ chức và thực hành chiến dịch thể hiện bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Những thành tựu của Đảng bộ và Nhân dân Quảng Trị sau chặng đường nửa thế kỷ xây dựng, đổi mới, phát triển có ý nghĩa rất quan trọng định hướng tương lai.

Thắng lợi của ta trên chiến trường Quảng Trị năm 1972 có ý nghĩa chiến lược to lớn cả về quân sự, chính trị, ngoại giao, tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc, đồng thời tác động mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm của bạn bè, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. Nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đã được đúc rút, nghiên cứu vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Chủ đề QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.