Iran cấm dạy tiếng Anh ở tiểu học đề phòng ‘xâm lăng văn hóa’

Sau khi các lãnh tụ Hồi giáo cảnh báo việc sớm cho trẻ học tiếng Anh sẽ tạo điều kiện cho văn hóa phương Tây xâm nhập, Iran đã cấm việc này ở cấp tiểu học.

iran cam day tieng anh o tieu hoc de phong lang van hoa

Người dân biểu tình bày tỏ ủng hộ phong trào tuần hành chống chính phủ tại Iran ở gần đại sứ quán Iran ở Paris, Pháp - Ảnh: REUTERS

Theo hãng tin Reuters, ông Mehdi Navid-Adham, người đứng đầu Hội đồng Giáo dục Cấp cao của Iran phát biểu trên đài truyền hình quốc gia Iran cuối tuần qua cho biết: "Việc giảng dạy tiếng Anh trong các chương trình đào tạo chính khóa tại trường tiểu học công lập và tư thục là vi phạm luật pháp và các quy định quản lý".

Trước nay việc dạy tiếng Anh tại Iran thường bắt đầu ở cấp trung học, với các học trò trong độ tuổi từ 12-14, tuy nhiên tại một số trường tiểu học cũng đã có những lớp dạy tiếng Anh.

Ông Navid-Adham giải thích: "Việc cấm này là vì chúng tôi cho rằng giáo dục tiểu học là nền tảng để gây dựng văn hóa Iran cho các học sinh".

Ông cũng nói thêm là ngay cả các lớp học tiếng Anh không chính khóa cũng có thể bị cấm.

Những thông báo của ông Navid-Adham được công bố sau khi Iran trải qua các cuộc biểu tình chống chính quyền lớn nhất trong gần một thập kỷ.

Các nhà lãnh đạo nước này cáo buộc có thế lực nước ngoài là Mỹ, Israel và Saudi Arabia đứng sau đóng vai trò giật dây, kích động. Đã có ít nhất 21 người chết, hàng trăm người bị bắt, trong đó có khoảng 90 sinh viên tại một trường đại học ở Tehran liên quan tới các cuộc biểu tình đó.

Giới lãnh đạo Hồi giáo của Iran thường xuyên lên tiếng cảnh báo về các nguy cơ "xâm lăng văn hóa" liên quan tới tiếng Anh.

Nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei năm 2016 từng phản ứng gay gắt về việc "hoạt động giảng dạy tiếng Anh đã lan tới các trường mầm non".

Ông Khamenei, người có tiếng nói cuối cùng trong các vấn đề hệ trọng của đất nước, khi đó cho rằng: "Điều này không có nghĩa là phản đối việc học một ngôn ngữ nước ngoài, nhưng đây là sự cổ súy cho một văn hóa ngoại lai trong đất nước và giữa các trẻ em, thanh niên và những người trẻ nói chung".

Theo tuoitre.vn

Đọc thêm

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Hiệp hội địa lý LB Nga vừa thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

Trong một báo cáo chung được công bố ngày 31/10, hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cùng Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính sẽ trở nên trầm trọng hơn ở 22 quốc gia do nhiều nhân tố đang leo thang.
Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Ngày 5/11/2024, cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn tổng thống, người lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ 4 năm tới.
Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Ông Sheikh Naim Qassem, người được bầu làm thủ lĩnh mới của Hezbollah ngày 29/10, là nhân vật đã gắn bó, cống hiến cho với lực lượng này trong hơn 30 năm.
Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Quốc gia Ðông Phi đang bị đẩy đến bờ vực nạn đói, khiến Liên hợp quốc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến "cuộc khủng hoảng bị lãng quên" này.
Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Được đánh giá là một trong những cơn bão nguy hiểm và tàn khốc nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia cho biết cơn bão đã khiến ít nhất 85 người thiệt mạng và 41 người khác mất tích.