Kết nối điện thoại tại 13 tỉnh áp mã vùng mới cơ bản thông suốt

Đại diện Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) sáng 11/2 cho biết: Tập đoàn đã hoàn thành chuyển đổi mã vùng giai đoạn 1 với 13 tỉnh, thành phố đầu tiên trên cả nước theo đúng kế hoạch được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

“Hiện tại, thông tin liên lạc tại các tỉnh theo mã vùng mới đã thông suốt. Hệ thống tổng đài cũng đã được cập nhật để phát âm thông báo thay đổi mã vùng cho từng tỉnh, đáp ứng khả năng quay số song song theo mã vùng cũ và mới trong vòng 01 tháng tới đây”, lãnh đạo VNPT nói.

ket noi dien thoai tai 13 tinh ap ma vung moi co ban thong suot

Chính thức chuyển đổi mã vùng tại 13 tỉnh thành trong giai đoạn 1 kể từ ngày 11/2. Ảnh minh họa: Hoàng Dương

Từ đúng 00 giờ 00 phút ngày 11/2, VNPT đã tiến hành chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định cho các tỉnh, thành phố thuộc giai đoạn 1. Với các phương án kỹ thuật được chuẩn bị và triển khai nhanh chóng, kỹ lưỡng, quá trình chuyển đổi đã hoàn thành trước thời gian dự kiến, cơ bản không ảnh hưởng đến dịch vụ của khách hàng.

Theo đó, người dùng sẽ vẫn có thể quay số theo cả mã vùng cũ và mã vùng mới trong 30 ngày sau thời điểm chuyển đổi. Âm thông báo đổi số sẽ được tiếp tục trong 01 tháng tiếp theo, khi thuê bao quay số theo mã vùng cũ sẽ có hướng dẫn để quay số lại.

Tại Đà Nẵng, một trong 13 tỉnh thành đầu tiên của cả nước thực hiện chuyển mã vùng điện thoại cố định giai đoạn 1 từ 00 giờ 00 phút ngày 11/2, chuyển từ mã vùng 511 sang mã vùng mới 236. Theo đó, có khoảng 129.150 thuê bao (VNPT: 95.127 thuê bao, Viettel: 34.023 thuê bao) thực hiện chuyển đổi. Việc chuyển đổi tương đối thuận lợi và đơn giản.

Trước thời điểm đổi mã vùng, VNPT đã tổ chức truyền thông việc đổi mã vùng theo chủ trương của Bộ TT-TT đến khách hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng gồm báo chí, truyền hình, đài phát thanh trung ương và địa phương, qua website của VNPT và các đơn vị trực thuộc, qua Call Center, email, Fanpage, qua các đầu mối chăm sóc khách hàng, xây dựng các ứng dụng hỗ trợ khách hàng nhận biết mã vùng, đặt poster, tờ rơi... tại điểm giao dịch, gửi thông báo đính kèm hóa đơn điện tử tới khách hàng, thực hiện nhắn tin trực tiếp tới toàn bộ khách hàng 1 tuần/1 lần mỗi đợt trước thời gian chuyển đổi, gửi thư thông báo tới các doanh nghiệp... cơ quan quản lý viễn thông các nước, Liên minh Viễn thông Quốc tế trước thời điểm chuyển đổi tối thiểu 60 ngày.

Đồng thời, với 2 lần kinh nghiệm đổi số cho mạng cố định và mạng di động, VNPT đã sẵn sàng các phương án về kỹ thuật gồm: Đổi mã tỉnh đối với thuê bao cố định và thuê bao Gphone; định tuyến trên các tổng đài liên tỉnh, Gate quốc tế, Gate di động; đồng bộ phương án tính cước; Hệ thống âm thông báo để thông báo cho khách hàng khi thực hiện không đúng phương thức (dùng song song 02 phương thức quay số theo 02 cách cũ và mới, sau 30 ngày sẽ chỉ còn cách mới và có thông báo âm cho khách hàng biết). Các Tổng Công ty VNPT NET, VNPT VinaPhone và các đơn vị VNPT tỉnh thành đã phối hợp rà soát kiểm tra các khâu, đánh giá và xử lý các chương trình tính cước, chương trình nghiệp vụ và chăm sóc khách hàng.

Để chuẩn bị cho việc triển khai phương án đổi mã vùng cố định, VNPT cũng đã chủ động làm việc với 13 doanh nghiệp khác (như: Viettel, VMS…..) để phối hợp. Đến ngày 04/02/2017, VNPT đã thử nghiệm thành công phương án kỹ thuật với tất cả các nhà mạng.

Với đội ngũ giàu kinh nghiệm, VNPT đã tận dụng tối đa hệ thống thiết bị sẵn có, đưa ra các giải pháp thông minh góp phần giảm nhẹ công việc của các đơn vị và rút ngắn thời gian thực hiện ảnh hưởng tới khách hàng. Tất cả các phương án chi tiết được đưa qua 7 lần thử nghiệm và đạt kết quả tốt.

Từ kết quả thực hiện thành công giai đoạn 1, VNPT sẽ tiếp tục chuẩn bị triển khai cho các giai đoạn 2 và 3 với 46 tỉnh, thành phố, cụ thể như sau:

• Giai đoạn 2 (Ngày 15/04) thực hiện tại 23 tỉnh, thành phố gồm: Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng.

• Giai đoạn 3 (Ngày 17/06) thực hiện tại 23 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Vĩnh Long, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Bình Dương, Bến Tre, Tây Ninh, Đồng Tháp.

ket noi dien thoai tai 13 tinh ap ma vung moi co ban thong suot

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Cách tắt đã xem từng người trên Messenger

Cách tắt đã xem từng người trên Messenger

Bạn có muốn đọc tin nhắn trên Messenger mà không cho người khác biết mình đã xem hay không? Hãy cùng khám phá tính năng mới cho phép tắt đã xem cho từng cuộc trò chuyện riêng biệt.
5 cách đăng video TikTok không bị mờ

5 cách đăng video TikTok không bị mờ

Đăng tải video TikTok chất lượng cao, không bị mờ là mong muốn của nhiều người dùng để thu hút lượt xem và tương tác tốt hơn. Tuy nhiên, để video luôn sắc nét, bạn cần nắm rõ một số cài đặt và mẹo tối ưu chất lượng khi tải lên.
Cách kiểm tra Facebook đã xác thực chưa

Cách kiểm tra Facebook đã xác thực chưa

Từ 25/12/2024, tài khoản mạng xã hội phải được định danh để đảm bảo an toàn và minh bạch. Để tránh gián đoạn sử dụng, hãy cùng tìm hiểu cách kiểm tra tài khoản Facebook đã xác thực hay chưa cực đơn giản.
Không vào được Google Photos phải làm sao?

Không vào được Google Photos phải làm sao?

Google Photos giúp bạn dễ dàng truy cập và bảo vệ những kỷ niệm quý giá. Tuy nhiên, đôi khi ứng dụng gặp lỗi không vào được, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng.
Khắc phục eSIM bị lỗi khi sử dụng

Khắc phục eSIM bị lỗi khi sử dụng

Trong quá trình sử dụng, eSIM đôi khi gặp phải các lỗi như không kết nối được mạng, không kích hoạt được hoặc bị mất tín hiệu, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
8 vật cản sóng Wifi ở nhà bạn khiến mạng như rùa bò

8 vật cản sóng Wifi ở nhà bạn khiến mạng như rùa bò

Wifi bị chậm, hoặc là cứ đi đến góc nào đó trong nhà là Wifi lại bị chậm chờn, khiến các kết nối với điện thoại gặp trục trặc. Việc đó bao gồm nhiều yếu tố, có thể do bạn cách quá xa Modem Wifi ở nhà, hoặc do nhà mạng không ổn định.