Khả năng "tự bảo vệ" - vấn đề hết sức quan trọng

Thực tiễn sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu trong những năm 80 của thế kỷ 20 cho thấy, “diễn biến hòa bình” và quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"

“Diễn biến hòa bình” từ bên ngoài sẽ thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong. Tuy nhiên, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong có cả nguyên nhân bên ngoài: Từ sự tác động của “diễn biến hòa bình” và có cả nguyên nhân bên trong: Do không thường xuyên tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên nên không có khả năng "tự bảo vệ".

“Tự diễn biến” xét từ góc độ là sự suy giảm, suy thoái về mặt chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống dẫn đến “tự chuyển hóa” là quá trình diễn ra từ bên trong mỗi tổ chức, mỗi con người. Nếu quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” lại diễn ra từ bên trong tổ chức đảng, tổ chức bộ máy nhà nước, từ bên trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những đảng viên giữ vai trò chủ chốt của Đảng và Nhà nước thì tính chất lại càng cực kỳ nguy hiểm và sẽ gây nên hậu quả khôn lường đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đe dọa đến sự tồn vong của chế độ XHCN.

kha nang tu bao ve van de het suc quan trong

Ảnh minh họa: qdnd.vn

Để góp phần phòng, chống “diễn biến hòa bình” và đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ở nước ta hiện nay, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cả bên trong và bên ngoài, trong đó vấn đề nâng cao khả năng “tự bảo vệ” của mỗi tổ chức, mỗi con người là một trong những giải pháp hết sức quan trọng. Văn kiện Đại hội X của Đảng đã nhấn mạnh: “Nâng cao khả năng tự bảo vệ của mỗi người, của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị”.

Quan điểm về nâng cao khả năng “tự bảo vệ” của mỗi người, của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị… của Đảng ta, không chỉ hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về “một cuộc cách mạng chỉ thực sự có giá trị khi nó biết tự bảo vệ”, mà còn rất phù hợp với thực tiễn của cuộc cách mạng ở nước ta hiện nay, nhất là trong điều kiện nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đang phải hằng ngày, hằng giờ đấu tranh phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” và quá trình “tự diễn biến’, “tự chuyển hóa” từ bên trong do tác động của “diễn biến hòa bình”, do sự tác động từ mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế, cộng với những tiêu cực nảy sinh trong quá trình xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chỉ có nâng cao khả năng “tự bảo vệ” của mỗi người, của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị…, tăng cường “sức đề kháng”, khả năng “miễn dịch” trước sự tác động từ mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế mới hy vọng đem lại cho chúng ta một sức mạnh mới trong công cuộc đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” và ngăn chặn, đẩy lùi quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện nay.

Thực tiễn những năm vừa qua, những sự việc cụ thể diễn ra cho chúng ta thấy rõ một thực tế là, trong điều kiện các thế lực thù địch thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” để thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong, thì phương thức bảo vệ có hiệu quả nhất lại chính là “tự bảo vệ”. Ở đâu và lúc nào, tổ chức nào, con người nào biết thường xuyên, tích cực, chủ động, biết “tự bảo vệ” tổ chức mình, con người mình trước sự tác động từ mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế, thì ở đó, lúc đó, tổ chức, con người đó đủ sức vượt qua mọi thử thách, đứng vững và phát triển. Ngược lại, ở đâu, lúc nào, tổ chức, con người nào xem nhẹ, sao nhãng việc chăm lo đến vấn đề “tự bảo vệ” trước sự tác động từ mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế thì ở đó, lúc đó, tổ chức, con người đó bị sa ngã. Không ít người, thậm chí cả cán bộ cao cấp, đã không bị gục ngã trong chiến tranh vũ trang ác liệt trước đây, mà lại bị gục ngã bởi những “viên đạn bọc đường” trong điều kiện hòa bình, dưới sự tác động từ mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, sự cám dỗ của danh vị, tiền tài… Thực tế vừa qua một số tổ chức, cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ cao cấp bị thi hành kỷ luật là bằng chứng cho thấy sự suy giảm khả năng “tự bảo vệ” của tổ chức đó, con người đó trong công cuộc đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” và ngăn chặn, đẩy lùi quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện nay.

Để nâng cao khả năng “tự bảo vệ” của mỗi người, của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị trước sự tác động của “diễn biến hòa bình”, sự tác động từ mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế; góp phần phòng, chống “diễn biến hòa bình” và ngăn chặn, đẩy lùi quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện nay, cần phải thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp chủ yếu sau đây:

Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện của tổ chức với tự giáo dục, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của mỗi người để nâng cao khả năng “tự bảo vệ”. Nâng cao khả năng “tự bảo vệ” của mỗi con người, mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị bao gồm nhiều nội dung, trong đó việc nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, đoàn kết, kỷ luật…; nâng cao năng lực toàn diện; nâng cao phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên chỉ có thể đem lại chất lượng, hiệu quả khi chúng ta biết kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện của tổ chức với tự giáo dục, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của mỗi con người cán bộ, đảng viên. Trong đó, vấn đề tự giáo dục, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của mỗi con người cán bộ, đảng viên có vai trò cực kỳ quan trọng.

Mỗi con người cán bộ, đảng viên chỉ có thể có khả năng “tự bảo vệ” trong phòng, chống “diễn biến hòa bình” và ngăn chặn, đẩy lùi quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện nay khi con người cán bộ, đảng viên đó dù hoạt động trên bất cứ lĩnh vực nào của đời sống xã hội đều phải vừa “hồng”, vừa “chuyên” trên lĩnh vực mà mình đang hoạt động. Xét ở góc độ “tự bảo vệ” trong phòng, chống “diễn biến hòa bình” và ngăn chặn, đẩy lùi quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện nay thì chưa bao giờ mối quan hệ giữa đức và tài, giữa “hồng” và “chuyên”, giữa phẩm chất và năng lực trong mỗi con người cán bộ, đảng viên lại gắn bó chặt chẽ, khăng khít như hiện nay. Có thực sự coi trọng kết hợp giữa giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện với tự giáo dục, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện; có thực sự quan tâm đầy đủ đến cả hai mặt cơ bản: Đức và tài, “hồng" và “chuyên”, phẩm chất và năng lực mới đem lại khả năng “tự bảo vệ” cao nhất trong trong phòng, chống “diễn biến hòa bình” và ngăn chặn, đẩy lùi quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện nay.

Mỗi tổ chức, mỗi con người phải kết hợp trau dồi, rèn luyện cả phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác. Để nâng cao khả năng “tự bảo vệ” trong phòng, chống “diễn biến hòa bình” và ngăn chặn, đẩy lùi quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện nay, thì vấn đề có ý nghĩa quyết định nhất chính là khả năng “tự đề kháng”, “tự miễn dịch” của mỗi tổ chức, mỗi con người trước sự tác động của “diễn biến hòa bình”, sự tác động từ mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế. Để có được khả năng “tự đề kháng”, “tự miễn dịch” trong phòng, chống “diễn biến hòa bình” và ngăn chặn, đẩy lùi quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện nay, thì mỗi tổ chức, mỗi con người phải thường xuyên tích cực học tập, nâng cao nhận thức về đặc điểm tình hình, về yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đồng thời, phải thường xuyên theo dõi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, tăng cường cảnh giác, không bị động, bất ngờ. Phải đặc biệt chăm lo bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đặc biệt là vấn đề nâng cao bản lĩnh chính trị, chăm lo rèn luyện đạo đức, lối sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, kỷ luật tự giác, nghiêm minh.

Trong một thế giới đầy biến động, phức tạp, trong điều kiện thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa, hội nhập quốc tế như hiện nay thì vấn đề bồi dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, đoàn kết, kỷ luật là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với mỗi tổ chức, mỗi con người để nâng cao khả năng “tự bảo vệ” trong phòng, chống “diễn biến hòa bình” và ngăn chặn, đẩy lùi quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện nay. Mặt khác, chỉ có phẩm chất và năng lực thôi thì vẫn chưa đủ, mà một vấn đề không kém phần quan trọng để nâng cao khả năng “tự bảo vệ” trong nội bộ hiện nay chính là phương pháp, tác phong công tác. Theo đó, kết hợp giữa tu dưỡng, rèn luyện cả phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác là biện pháp hữu hiệu để tăng cường “sức đề kháng”, tăng cường khả năng “miễn dịch” trước sự tác động của “diễn biến hòa bình”, nâng cao khả năng “tự bảo vệ” trong phòng, chống “diễn biến hòa bình” và ngăn chặn, đẩy lùi quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ở nước ta hiện nay.

PGS, TS NGUYỄN VĨNH THẮNG

Nguồn: QĐND

Đọc thêm

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...