Khi các bố già trở thành mọt sách

Đấy là thế hệ các bố già đọc sách chăm chỉ nhất mà người ta từng biết. Thực ra, có thể coi đó là một thú tiêu khiển do ngồi tù quá lâu và bị cô lập với thế giới.

Các trùm mafia đọc gì? Rất nhiều, từ văn học của Dostoievski với “Anh em nhà Karamazov”, Tolstoy với “Chiến tranh và Hòa bình”, cho đến triết học của Plutarch, Virgil, Kant và Karl Marx.

khi cac bo gia tro thanh mot sach

Luciano Liggio - một trong những bố già - mọt sách

Những số liệu thống kê mới được công bố cho thấy, ở Ý, người ta không còn đọc nhiều như trước, nhưng những kẻ bị giam cầm trong tù, trong những điều kiện ngày càng hà khắc hơn theo luật 41 bis dành cho các trùm mafia, lại đọc ngày càng nhiều hơn, đến mức đã có những nhà xã hội học muốn nghiên cứu hiện tượng này theo góc độ tâm lí.

Ngoại trừ những kẻ khát máu và chẳng bao giờ đụng đến cuốn sách như Toto Riina, bố già của các bố già, các trùm mafia khác dành rất nhiều thời gian trong tù để học và đọc, để rồi từ chỗ nhiều tên mù chữ trở thành những người có từ một đến hai bằng đại học, rất giỏi trong những cuộc tranh luận hoặc viết luận về lịch sử, triết học, văn học hay khoa học. Tóm lại, nhà tù đã biến chúng thành những con người hoàn toàn mới.

Có một thời các bố già luôn có những cuốn Kinh thánh trong tay. Chúng cầu nguyện trước và sau khi thực hiện các tội ác. Những cuộc bắt bớ của cảnh sát cho thấy trong hang ổ lẩn trốn hàng năm trời của chúng có cả những cuốn băng của serie phim kinh điển “Bố già” của đạo diễn Francis Ford Coppola.

Bây giờ, khi trở thành các tù nhân, bị giam cầm trong các nhà tù được canh gác cẩn mật, bị cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài do luật chống mafia ngày càng siết chặt hơn, sách trở thành những người bạn duy nhất của các trùm mafia.

Việc đọc và học không chỉ là một thú giết thời gian của chúng mà còn là một cơ hội để chúng tiếp cận với tri thức, vốn chưa từng là một lựa chọn khi chúng còn ở ngoài vòng pháp luật, đứng đầu các băng đảng và không hề cảm thấy ghê tay khi trực tiếp giết hại một ai đó, hoặc ra lệnh cho các mafiosi (các tên mafia) thực hiện việc chết chóc này.

khi cac bo gia tro thanh mot sach

Gaspare Spatuzza (giữa) cũng là một trong những bố già ham đọc sách

Giuseppe Grassonelli là ví dụ tiêu biểu về việc các bố già đã đọc sách như thế nào. Bị bắt và giam trong tù từ năm 1992 đến giờ, Grassonelli tìm thấy một bộ “Chiến tranh và Hòa bình” của Lev Tolstoy đã được ai đó vô tình hoặc cố ý để lại trong xà lim. Hắn cố gắng đọc một vài trang, nhưng sau đó lại bỏ xuống, vì không hiểu gì hết. Hắn cố lần nữa, lần thứ, rồi thứ ba, và khi đọc hết cả bộ sách, hắn khóc nức nở.

Bây giờ, Grassonelli đang rất thích thú với việc nghiên cứu những năm cuối cùng cuộc Cách mạng tư sản Pháp và đặc biệt quan tâm đến những chi tiết về cuộc đảo chính của Napoleon vào năm 1799. Gasparre Spatuzza, một kẻ giết người không ghê tay, kẻ bị buộc tội đã giết chết công tố viên Paolo Borsellino vào năm 1992 và từng được mô tả như một nhân vật tàn bạo, với một tay cầm bánh mì quệt pa tê, tay kia cầm một cái que quấy quấy cái thùng chứa đầy acid đang ngâm xác một nạn nhân của mafia, là một ví dụ sinh động khác.

Hắn có một thư viện nhỏ trong xà lim. Nhà xã hội học Alessandra Dino, người từng gặp để nghiên cứu hắn, nói rằng, “ai có thể tin được rằng, một kẻ mù chữ như Gasparre lại có thể giải thích được những lí thuyết của tiến sĩ Joe Dispensa bằng cơ học lượng tử?”.

Nhưng không chỉ những bố già bị biệt giam thích đọc và nghiên cứu những gì tinh hoa của văn học, lịch sử, khoa học và triết học.

Cảnh sát Ý cho biết, cả những tên mafia đang lẩn trốn cũng dành phần lớn thời gian của chúng cho việc đọc, điều chưa từng xảy ra trước đây. Bố già Pietro Aglieri, một trùm mafia của Palermo, đảo Sicily, luôn có bên mình các tác phẩm của Edith Stein, nữ triết gia bị phát xít Đức bắt và đã chết trong trại tập trung Auschwitz năm 1942.

Một bố già đang lẩn trốn khác là Matteo Messina Denaro, được cho là bố già nguy hiểm nhất và cộm cán nhất của toàn hệ thống Cosa Nostra (mafia Sicily) mấy năm trước thậm chí đã từng dùng một bí danh để đối thoại với một cựu thị trưởng của đảo này, rằng hắn rất mê văn học, đặc biệt là nhân vật Malaussène của nhà văn Pháp Daniel Pennac. Hắn cũng rất thích trích dẫn các câu châm ngôn và các lí luận triết học.

Cuộc “cách mạng văn hóa” thực ra được cho là bắt đầu từ Luciano Liggio, trùm băng mafia Corleone những năm 1980, một kẻ đã nhúng bàn tay bẩn thỉu của hắn vào cả các hoạt động chính trị và thao túng nền chính trị địa phương.

Có lần hắn nói trước Ủy ban chống mafia quốc hội Italy rằng, “tôi đọc tất cả, từ lịch sử, triết học cho đến các phương pháp giáo dục. Tôi đọc cả các tác phẩm văn học cổ điển nữa, từ Dickens cho đến Croce.

Nhưng tôi mê nhất triết gia Socrate, người cũng như tôi, chẳng bao giờ viết ra cái gì (!)”. Những người như Liggio bây giờ rất nhiều, bởi người ta tạo điều kiện cho chúng đọc trong tù, với điều kiện là các cuốn sách ấy phải do chính nhà tù cung cấp và được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi chuyển vào thư viện cho chúng.

Việc bạn bè hoặc người thân gia đình cung cấp sách báo cho các tù nhân mafia trong diện 41 bis và ngược lại bị cấm, do người ta lo ngại rằng, trong các văn bản đó, có thể có chứa các đoạn mã hóa một lệnh giết người nào đó.

Theo TT&VH

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...