Khi "Chim ăn thịt" F-22 đối đầu "Gấu" Tu-95

Quân đội Mỹ ngày 12-5 cho hay hai chiến đấu cơ F-22 Raptor của nước này đã chặn máy bay ném bom tầm xa Tu-95 của Nga.

Người phát ngôn Bộ Tư lệnh phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD) Scott Miller cho biết hai chiếc tiêm kích F-22 – có biệt danh "chim ăn thịt" - của NORAD chặn và xác định hai máy bay ném bom tầm xa của Nga Tu-95 bay trong vùng nhận diện phòng không ngoài khơi gần bờ biển phía tây Alaska, đến phía bắc của quần đảo Aleutian vào lúc 10 giờ ngày 11-5.

khi chim an thit f 22 doi dau gau tu 95

Máy bay ném bom tầm xa Tu-95 của Nga. Ảnh: Sputnik

Ông Miller lưu ý rằng hai chiếc Tu-95 của Nga bay vào khu vực 200 dặm (320 km) thuộc vùng trách nhiệm của NORAD trên biển Bering. Sau đó, máy bay Mỹ theo dõi cho đến khi máy bay Nga rời khỏi khu vực nhận diện phòng không.

Người phát ngôn này khẳng định những chiếc Tu-95 của Nga không vào không phận Bắc Mỹ song ông từ chối cho biết những chiếc máy bay ném bom của Nga tới gần đất Mỹ tới mức nào. Trong khi đó, đài Fox News đưa tin chúng bay ở khu vực cách bờ biển phía Tây Alaska gần 90 km.

Đây là vụ chạm trán đầu tiên theo kiểu này trong vòng hơn một năm qua. Vụ việc tương tự gần nhất từng xảy ra ở vùng biển Alaska là vào tháng 4-2017.

Theo lời ông Miller, vùng nhận diện phòng không nói trên trải rộng trong khu vực 200 dặm (320 km) từ bờ biển Alaska và gần như là vùng không phận quốc tế. The New York Times hồi năm ngoái đưa tin các vụ chặn máy bay diễn ra tại đây khoảng 60 lần trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2017.

Phía Mỹ cho biết trong vụ chạm trán mới nhất nói trên, những chiếc Tu-95 của Nga – vốn được NATO đặt biệt danh là "Gấu" - không vượt qua biên giới không quân của Mỹ và Canada, chỉ bay trên vùng biển quốc tế và không vi phạm các thỏa thuận quốc tế.

Máy bay này có khả năng mang bom hạt nhân nhưng chưa rõ trong vụ việc nói trên trên máy bay có mang theo vũ khí nào hay không.

Về phần mình, Bộ Quốc phòng Nga ra tuyên bố cùng ngày có phần mâu thuẫn với phía quân đội Mỹ. Phía Nga nói rằng các máy bay ném bom của họ có một chiến đấu cơ và một trực thăng do thám hộ tống và hành động như một nền tảng chống tàu ngầm.

Tuy nhiên, ông Miller bác bỏ điều đó, ông nói rằng hoạt động chặn máy bay của Mỹ diễn ra an toàn và không có chiến đấu cơ nào của Nga xuất hiện lúc đó.

Theo Người lao động

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.