Khi tương lai của chiếc smartphone nằm gọn trong công nghệ camera

Không cần phải là một con nghiện công nghệ chúng ta cũng có thể nhận ra xu hướng phát triển của những chiếc điện thoại di động ngày nay: “Càng hiện đại càng mỏng, càng hiện đại càng nhanh”.

khi tuong lai cua chiec smartphone nam gon trong cong nghe camera

Nhưng không chỉ đơn thuần dừng lại ở bề ngoài và tốc độ, một chiếc smartphone trong tương lai sẽ làm được những điều bất không thể tưởng tượng được. Muốn có những hình dung rõ ràng nhất về những siêu phẩm trong tương lai, hãy cùng nhìn xuống những yếu tố tiên quyết của một chiếc smartphone – camera và các cảm biến.

Không cần phải là một con nghiện công nghệ chúng ta cũng có thể nhận ra xu hướng phát triển của những chiếc điện thoại di động ngày nay: "Càng hiện đại càng mỏng, càng hiện đại càng nhanh". Nhưng không chỉ đơn thuần dừng lại ở bề ngoài và tốc độ, một chiếc smartphone trong tương lai sẽ làm được những điều bất không thể tưởng tượng được. Muốn có những hình dung rõ ràng nhất về những siêu phẩm trong tương lai, hãy cùng nhìn xuống những yếu tố tiên quyết của một chiếc smartphones – camera và các cảm biến.

Siêu phẩm điện thoại trong tương lai sẽ sở hữu camera có khả năng: Khóa máy bằng nhận diện khuôn mặt (nghĩa là điện thoại chỉ mở khi camera nhận dạng được gương mặt của bạn). Nhận diện chữ cái đa ngôn ngữ (nghĩa là khi bạn đi du lịch, thay vì tra từ như mổ cò, camera nhận dạng chữ cái và dịch lại về ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn). Nhận diện đa dạng hình ảnh (nghĩa là khi sửa sang cho căn hộ mới, bạn giơ điện thoại vào căn phòng khách, "bố trí" vào đó một vài đồ vật như bàn ghế giường tủ ảo để ngắm thử xem trông sẽ như thế nào, thay vì hùng hục sắp xếp).

Nghe quen chứ, nếu là thời điểm của hai năm về trước, có lẽ chúng ta sẽ quy những điều trên là bất khả thi. Vậy mà cùng với sự phát triển thần tốc của công nghệ, những điều tưởng như xa xôi kia lại đang hiện hữu ngay giữa năm 2017!

khi tuong lai cua chiec smartphone nam gon trong cong nghe camera

Các tín đồ công nghệ sẽ không thể bỏ qua sự kiện ra mắt sản phẩm iPhone mới của hãng Apple tổ chức dự kiến vào tháng tới. Trong lần ra mắt này, Apple trịnh trọng mang đến một công nghệ camera mới có khả năng quét các vật thể 3 chiều – kể cả khuôn mặt người. Nhà sản xuất điện thoại số 1 thế giới, Samsung mới đây cũng trình làng chiếc điện thoại Galaxy Note 8 với camera kép tốc độ cao. Và hôm qua, Apple đã khiến tất cả mọi người phải sửng sốt nhờ công nghệ mới trên iPhone X.

Tất cả các đối thủ cạnh tranh rồi cũng sẽ ăn theo xu hướng phát triển công nghệ camera này của Apple và Samsung.

Ông Philip-James Jacobowitz, giám đốc sản phẩm của Qualcomm, nhà sản xuất chip cung cấp các thành phần cho các nhà sản xuất smartphone tiết lộ rằng năm 2018 sẽ là một kỷ nguyên mới trong công cuộc phát triển của những chiếc smartphone. Theo ông, công nghệ camera sẽ là chìa khóa để nâng cao tính bảo mật và tính ứng dụng cho các sản phẩm điện thoại trong tương lai.

Dưới đây là những gì mà camera "đến từ tương lai" mang lại:

Khả năng nhận diện bằng quét khuôn mặt

khi tuong lai cua chiec smartphone nam gon trong cong nghe camera

Trong vài năm trở lại đây, chúng ta đã quen với việc mở khóa smartphone bằng cách quét dấu vân tay hoặc nhập mật mã. Phương pháp mở này sẽ được thay thế bởi công nghệ nhận diện mặt hồng ngoại – được Apple công bố trong thiết bị iPhone X với giá khởi điểm là 999 USD.

Làm thế nào để iPhone phân biệt và nhận diện được giữa hàng vạn khuôn mặt khác nhau? Một hệ thống mang tên Qualcomm’s Spectra - hệ thống camera cảm biến sâu, sẽ giải thích phần nào những thắc mắc này.

Hệ thống Spectra bao gồm một mô đun giúp "đổ" hàng loạt các chấm hồng ngoại lên bề mặt đồ vật để thu thập thông tin về độ sâu của một vật thể dựa trên kích thước và sự biến dạng của các chấm. Nếu các điểm chấm này nhỏ có nghĩa là bề mặt được quét lõm; nếu chấm to, đối tượng được quét có bề mặt lồi. Sau đó, hệ thống hình ảnh tổng hợp các chấm thu được thành hình ảnh 3 chiều với những đường nét rõ ràng hơn. Khi gương mặt quét được có những điểm chấm khớp với gương mặt được cài đặt sẵn, smartphone sẽ biết đây là "chính chủ" của mình, tự động mở khóa máy.

khi tuong lai cua chiec smartphone nam gon trong cong nghe camera

Sy Choudhury, giám đốc bộ phận bảo mật sản phẩm của Qualcomm nói: "Công nghệ này không chỉ dừng lại ở quét phần chính là gương mặt, khả năng quét của nó còn mang lại những hình ảnh chính xác về toàn bộ phần đầu cũng như xương hàm của đối tượng".

Chính vì tính độc nhất về hình dáng đầu của mỗi người, khả năng Spectra nhận diện sai gương mặt gần như là không thể xảy ra, tỉ lệ sai chỉ là 1 trên 1 triệu, tính bảo mật được đề cao tuyệt đối.

Thay vì sử dụng màng quét hồng ngoại, công nghệ nhận diện gương mặt trong quá khứ hoạt động theo cơ chế khá đơn giản: sử dụng máy ảnh để chụp ảnh chính mình và so sánh với hình ảnh được lưu trên thiết bị. Trong quá khứ, tất cả những gì bạn cần làm để đánh lừa hệ thống là giữ nguyên một bức ảnh chụp khuôn mặt tại camera trước – trên thực tế nhiều người đã thử áp dụng cách này với tính năng nhận dạng khuôn mặt của Samsung và đã mở khóa máy thành công.

Tuy nhiên, cũng có những hạn chế đối với công nghệ quét hồng ngoại Spectra. Ví dụ, theo Qualcomm, các đồ vật bạn mặc, như một chiếc mũ hoặc khăn quàng cổ, có thể làm thay đổi kết quả quét. Ngoài ra, các chuyên gia cho biết, ánh sáng mặt trời trực tiếp sẽ gây ảnh hướng xấu đến cường độ của ánh sáng hồng ngoại, do vậy việc quét mặt có thể không hiệu quả khi người dùng sử dụng ở những nơi có ánh sáng cường độ mạnh như bãi biển...

Tuy nhiên, công nghệ quét mà Apple áp dụng cho siêu phẩm mới nhất của mình vẫn còn là một ẩn số chưa được tiết lộ. Xong những bằng chứng về việc Apple từng bước tiếp cận công nghệ quét đồ vật với cảm biến sâu đã khá rõ ràng. Năm 2013, nhà sản xuất iPhone đã mua lại PrimeSense từ một công ty phát triển cảm biến cho Kinect của Microsoft. PrimeSense là một hệ thống camera cảm biến sâu, cho phép người chơi Xbox điều khiển các trò chơi sử dụng các cử động cơ thể. Các nhà phân tích mong đợi một số biểu hiện của công nghệ PrimeSense xuất hiện trong siêu phẩm iPhone đang được mong chờ này.

Được phát triển từ VR (Thực tế ảo), Augmented Reality (AR) được hiểu là công nghệ cho phép con người quan sát những vật trong thế giới thật thông qua một thiết bị điện tử nào đó. Khi đó ngoài những gì mắt thường ta nhìn thấy, thiết bị điện tử còn cho ta biết những thông tin khác liên quan đến vật đang được quan sát. Tóm lại, trong khi VR thay thế hoàn toàn thực tại bởi một thế giới mô phỏng, AR chỉ bổ sung các chi tiết vào thế giới thực tại.

Không có gì ngạc nhiên khi ông lớn Apple đang tập trung hiện thực hóa AR. Timothy D. Cook, giám đốc điều hành của Apple, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ tương tác thực tế với những tiện ích mà nó mang lại cho con người trong tương lai. Trong thời gian sắp tới, Apple xác minh sẽ phát hành iOS 11, một hệ điều hành di động tiếp theo bao gồm bộ hỗ trợ tương tác thực tế ARKit - một bộ công cụ cho các nhà phát triển ứng dụng giúp mang AR đến gần với hiện thực. ARKit là sự kết hợp giữa cảm biến camera và cảm biến chuyển động của iPhone, bao gồm cả máy gia tốc và con quay hồi chuyển, mang lại cho chúng ta khả năng đặt các vật thể bất kì lên thế giới thực vào màn hình điện thoại và tương tác với chúng với các chuyển động chính xác.

Trên thực tế, hệ thống ARKit từ đại siêu thị nội thất lớn nhất thế giới – Ikea đang làm tốt nhiệm vụ mô phỏng và tương tác ảo của nó. Một ứng dụng mang tên Ikea Place sắp ra đời, cho phép người dùng bài trí, sắp đặt các đồ dùng nội thất trong căn họ của mình. Bên cạnh đó những hình ảnh đa chiều còn cho phép người dùng ngắm không gian phòng trên nhiều góc độ. Đây là loại ứng dụng hữu ích cho việc hình dung được một đồ vật sẽ trông như thế nào và phù hợp với đồ nội thất khác trong không gian của chính bạn trước khi ấn nút mua hàng.

Michael Valdsgaard, người đứng đầu bộ phận chuyển đổi kỹ thuật số tại Ikea, chia sẻ rằng: "Đây giống như một ứng dụng thực tế giúp con người đưa ra các quyết định thực tế!!"

khi tuong lai cua chiec smartphone nam gon trong cong nghe camera

Công nghệ HoloLens của Microsoft.

Tất cả các gã khổng lồ công nghệ đang đặt cược lớn vào thực tế tăng cường (Augmented Reality). Trong nhiều năm trở lại đây, Microsoft đã phát triển HoloLens, một bộ headset có tính năng tương tác thực tế. Vào tháng 4, Facebook đã công bố Camera Effects Platform, một môi trường cho các nhà phát triển phần mềm để xây dựng các ứng dụng hỗ trợ cho Facebook. Thậm chí ngay trong tuần này, Google đã giới thiệu ARCore, một bộ công cụ có tính năng tương thích với ARKit của Apple.

Cho đến khi AR được phổ biến và phát triển rộng rãi, chiếc smartphone chắc chắn sẽ trở nên thông minh hơn nhiều.

Theo Trí thức trẻ

Đọc thêm

Cách tắt đã xem từng người trên Messenger

Cách tắt đã xem từng người trên Messenger

Bạn có muốn đọc tin nhắn trên Messenger mà không cho người khác biết mình đã xem hay không? Hãy cùng khám phá tính năng mới cho phép tắt đã xem cho từng cuộc trò chuyện riêng biệt.
5 cách đăng video TikTok không bị mờ

5 cách đăng video TikTok không bị mờ

Đăng tải video TikTok chất lượng cao, không bị mờ là mong muốn của nhiều người dùng để thu hút lượt xem và tương tác tốt hơn. Tuy nhiên, để video luôn sắc nét, bạn cần nắm rõ một số cài đặt và mẹo tối ưu chất lượng khi tải lên.
Cách kiểm tra Facebook đã xác thực chưa

Cách kiểm tra Facebook đã xác thực chưa

Từ 25/12/2024, tài khoản mạng xã hội phải được định danh để đảm bảo an toàn và minh bạch. Để tránh gián đoạn sử dụng, hãy cùng tìm hiểu cách kiểm tra tài khoản Facebook đã xác thực hay chưa cực đơn giản.
Không vào được Google Photos phải làm sao?

Không vào được Google Photos phải làm sao?

Google Photos giúp bạn dễ dàng truy cập và bảo vệ những kỷ niệm quý giá. Tuy nhiên, đôi khi ứng dụng gặp lỗi không vào được, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng.
Khắc phục eSIM bị lỗi khi sử dụng

Khắc phục eSIM bị lỗi khi sử dụng

Trong quá trình sử dụng, eSIM đôi khi gặp phải các lỗi như không kết nối được mạng, không kích hoạt được hoặc bị mất tín hiệu, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
8 vật cản sóng Wifi ở nhà bạn khiến mạng như rùa bò

8 vật cản sóng Wifi ở nhà bạn khiến mạng như rùa bò

Wifi bị chậm, hoặc là cứ đi đến góc nào đó trong nhà là Wifi lại bị chậm chờn, khiến các kết nối với điện thoại gặp trục trặc. Việc đó bao gồm nhiều yếu tố, có thể do bạn cách quá xa Modem Wifi ở nhà, hoặc do nhà mạng không ổn định.