Cơn bão trên Trái Đất nhìn từ khoảng cách 1,6 triệu km

NASA chia sẻ bức ảnh vệ tinh chụp bão Bavi di chuyển trên biển Hoàng Hải trong lúc bay giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Cơn bão trên Trái Đất nhìn từ khoảng cách 1,6 triệu km

Bão Bavi nhìn từ vũ trụ. Ảnh: IB Times.

Bão Bavi, cơn bão nhiệt đới thứ 8 trong mùa bão năm nay trên biển Thái Bình Dương, di chuyển từ vùng ven biển phía đông Đài Loan tới bán đảo Hàn Quốc trong tuần này.

Bức ảnh ghi hình bão Bavi được chụp hôm 25/8 bởi camera đa sắc (EPIC) trên vệ tinh DSCOVR do Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ và NASA đồng quản lý.

Nhiệm vụ chính của vệ tinh DSCOVR là theo dõi gió mặt trời theo thời gian thực. Vị trí của vệ tinh trên quỹ đạo L1 rất phù hợp để quan sát Mặt Trời bởi luồng hạt phun ra thường xuyên từ Mặt Trời tới khu vực L1 một tiếng trước khi đến Trái Đất. Nhờ vậy, DSCOVR có thể cung cấp cảnh báo sớm nếu bão từ mạnh sắp ập tới hành tinh của chúng ta.

Đây là một nhiệm vụ quan trọng bởi bão từ có thể làm gián đoạn các hệ thống cơ sở hạ tầng công cộng quan trọng bao gồm mạng điện, hệ thống liên lạc không lưu, viễn thông và định vị vệ tinh (GPS). Ở quỹ đạo L1, EPIC cũng thường xuyên quan sát Trái Đất và có thể cung cấp dữ liệu khoa học hữu ích về hành tinh, bao gồm ozone, độ cao của mây, aerosol và hệ thực vật.

Bão Bavi kéo theo gió mạnh và mưa lớn trên đảo Jeju hôm 26/8 và đổ bộ Triều Tiên vào sáng sớm ngày 27/8. Tuy nhiên, cơn bão đã đạt cường độ đỉnh và có thể bắt đầu suy yếu.

Theo An Khang/VNE/IB Times

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast