Mỹ thử nghiệm vaccine ngừa tất cả biến chủng nCoV

Quân đội Mỹ đang thử nghiệm lâm sàng một loại vaccine phổ quát, hy vọng ngăn ngừa tất cả biến chủng nCoV hiện có và nhiều virus corona khác.

Vaccine tên gọi SpFN (Spike Ferritin Nanoparticle). Kết quả nghiên cứu trên linh trưởng và thử nghiệm giai đoạn đầu ở người khá hứa hẹn, theo thông báo từ Viện Nghiên cứu Quân đội Walter Reed ngày 23/12. Vaccine cũng bảo vệ người dùng khỏi các mầm bệnh từ virus corona khác bên cạnh Covid-19, mang lại hy vọng chống dịch trong tương lai.

SpFN được điều chế dựa trên công nghệ “hạt nano protein tự lắp ráp”. Khác với những loại vaccine hiện có, sử dụng mRNA để kích hoạt hệ thống miễn dịch, SpFN hoạt động thông qua một phân tử hình cầu, có 24 mặt giống quả bóng đá.

Mỗi mặt mang một phần của protein gai virus, có thể kích hoạt cơ thể tạo chuỗi phản ứng miễn dịch. Hình dạng hạt nano cho phép các nhà khoa học gắn gai của các chủng virus corona trên các mặt khác nhau, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi nhiều biến chủng cùng lúc.

Kết quả ban đầu trong thử nghiệm tiền lâm sàng cho thấy vaccine hoạt động tốt chống biến chủng nCoV và các virus corona khác. SpFN bảo vệ linh trưởng khỏi triệu chứng Covid-19. Hai liều vaccine cách nhau 28 ngày sinh miễn dịch mạnh mẽ chống Alpha, Beta, Gamma và Delta. SpFN cũng hiệu quả ngăn ngừa virus SARS. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu ở người dự kiến công bố trong tháng này.

Mỹ thử nghiệm vaccine ngừa tất cả biến chủng nCoV

Một lọ vaccine SpFN đang trong quá trình thử nghiệm tại Mỹ. Ảnh: US Army

“Sự xuất hiện nhanh chóng của nhiều loại virus corona trong suốt hai thập kỷ và sự gia tăng của Covid-19, trong đó có Omicron, nhấn mạnh tầm quan trọng của vaccine thế hệ tiếp theo, bảo vệ người dùng khỏi nhiều chủng virus”, tiến sĩ Kayvon Modjarrad, giám đốc Cơ quan Các bệnh Truyền nhiễm Mới nổi, đồng sáng chế của vaccine, chỉ huy Quân đội Mỹ, cho biết.

Về lâu dài, thách thức lớn nhất để phát triển một loại vaccine phổ quát là kinh tế, không phải khoa học. Các công ty lớn như Moderna và Pfizer dự kiến thu về hàng chục tỷ đô la trong năm nay. Nếu biến chủng như Delta và Omicron tiếp tục xuất hiện, họ có chiến lược điều chỉnh vaccine và tiếp tục kiếm tiền từ liều tăng cường. Điều này khiến họ ít có động lực đầu tư vào vaccine phổ quát, vốn tốn thời gian hơn.

Giới chức y tế thành công kiềm chế SARS, song Covid-19 là kẻ thù khó khăn hơn nhiều. Kể từ khi khởi phát vào cuối năm 2019, virus đột biến nhiều lần, tạo thêm thách thức trong việc dập dịch.

Theo SCMP/VNE

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Siêu bão Yagi đổ bộ: Nhiệt độ nước biển ở Biển Đông ấm bất thường là một trong những lý do chính khiến siêu bão Yagi có tốc độ tăng cấp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử khí tượng.
Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Các kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đang tiến hành thiết kế một đội robot thăm dò dưới nước để đo tốc độ tan chảy của các dải băng lớn chung quanh Nam Cực; từ đó đưa ra những đánh giá tác động của tình trạng nói trên với hiện tượng nước biển dâng cao.
Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Nhóm nhà vật lý tại Đại học Arizona phát triển kính hiển vi điện tử nhanh nhất thế giới, có thể chụp electron di chuyển với tốc độ 7.920.000 km/h.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Lần đầu tiên các nhà khoa học tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên phát hiện trong loài cầu gai vàng có nhiều hợp chất có dược tính tiềm năng, tìm cách nghiên cứu chiết xuất.