Phát triển công nghệ sạc không dây cho kính áp tròng thông minh

Do kính áp tròng thông minh có thể sạc không dây nên sẽ không cần cổng cắm điện, giúp đảm bảo an toàn, giảm thiểu nguy cơ các dị vật bên ngoài lọt vào và ảnh hưởng đến mạch điện.

Phát triển công nghệ sạc không dây cho kính áp tròng thông minh

(Nguồn: en.yna.co.kr)

Quỹ Nghiên cứu quốc gia Hàn Quốc (NRF) ngày 8/12 cho biết các nhà khoa học Hàn Quốc đã phát triển công nghệ sạc không dây cho kính áp tròng thông minh, mở ra hướng phát triển mới cho các thiết bị thông minh đeo trên người.

Một nhóm các nhà khoa học do Giáo sư khoa học vật liệu Park Jang-ung tại Đại học Yonsei ở thủ đô Seoul đứng đầu, đã sử dụng công nghệ in siêu mịn để tạo ra một siêu tụ điện, mạch chỉnh lưu và một đi-ốt phát quang bên trong một kính áp tròng.

Siêu tụ điện có khả năng sạc nhanh và xả điện cho các thiết bị điện tử. Siêu tụ điện này là phần chủ chốt đối với những thiết bị thông minh siêu nhỏ đeo trên người mà không thể dùng pin bên trong.

Việc tạo ra các bộ phận chủ chốt siêu mịn và bền sẽ mang lại nhiều phát kiến mới và góp phần vào sự phát triển của những loại thiết bị thông minh mới đeo trên người trong tương lai.

Theo NRF, kính áp tròng thông minh “mềm dẻo như bất kỳ loại kính áp tròng thông thường nào, với mạch điện được dùng để kiểm tra các dấu ấn sinh học trong nước mắt của người sử dụng, qua đó người đeo kính áp tròng thông minh trải nghiệm tương tác thực tế ảo như trong phim khoa học viễn tưởng.”

NRF nhấn mạnh thiết bị này hoàn toàn thoải mái và không tác động đến tầm nhìn của người dùng.

Do kính áp tròng thông minh có thể sạc không dây nên sẽ không cần cổng cắm điện, giúp đảm bảo an toàn, giảm thiểu nguy cơ các dị vật bên ngoài lọt vào và ảnh hưởng đến mạch điện.

Các cuộc kiểm tra cho thấy nhiệt độ hoàn toàn không tăng trong quá trình sạc, vốn là vấn đề hay nảy sinh với các thiết bị không dây. Ngoài ra, có thể bảo quản kính áp tròng này trong dung dịch sử dụng cho kính áp tròng thông thường mà không bị biến dạng.

Nghiên cứu trên đã được đăng trên số mới nhất của tạp chí quốc tế Science Advances.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Siêu bão Yagi đổ bộ: Nhiệt độ nước biển ở Biển Đông ấm bất thường là một trong những lý do chính khiến siêu bão Yagi có tốc độ tăng cấp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử khí tượng.
Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Các kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đang tiến hành thiết kế một đội robot thăm dò dưới nước để đo tốc độ tan chảy của các dải băng lớn chung quanh Nam Cực; từ đó đưa ra những đánh giá tác động của tình trạng nói trên với hiện tượng nước biển dâng cao.
Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Nhóm nhà vật lý tại Đại học Arizona phát triển kính hiển vi điện tử nhanh nhất thế giới, có thể chụp electron di chuyển với tốc độ 7.920.000 km/h.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.