Vẫn còn núi cao hơn cả Everest nhưng ít ai nhận ra

Núi được tạo ra từ những biến động địa chất, vậy tại sao chiều cao của những ngọn núi vẫn đứng yên hàng nghìn năm qua?

Bạn có bao giờ nghĩ tới những ngọn núi cao đến nỗi chúng vượt qua cả bầu khí quyển và phi công bay trên trời sẽ phải tính đường để tránh đâm vào chúng?

Thực tế là trên Trái Đất, không có ngọn núi cao hơn đỉnh Everest nếu chỉ tính trên đất liền, với độ cao so với mặt biển là 8.840 m.

Nếu tính cả những phần nằm dưới đáy biển, thì núi Mauna Kea tại Hawaii mới là núi cao nhất, với độ cao 10,210 m. Phần chân núi Mauna Kea hơn 6 km nằm dưới mặt nước Thái Bình Dương, do vậy phần núi hiện lên trên mặt nước chỉ có độ cao hơn 4 km.

Tuy nhiên, có bao giờ bạn thắc mắc liệu những ngọn núi có cao lên?

Vẫn còn núi cao hơn cả Everest nhưng ít ai nhận ra

Đỉnh Everest, thuộc dãy núi Himalaya vẫn là đỉnh núi cao nhất thế giới, với chiều cao 8.840 m. Ảnh: Brittanica.

Rất nhiều ngọn núi được hình thành từ quá trình gọi là kiến tạo địa chất, diễn ra hàng triệu năm trước. Theo thuyết kiến tạo mảng, phần vỏ Trái Đất từng bị vỡ ra thành các mảng kiến tạo, va chạm với nhau và phần rìa của các mảng sẽ nhô lên, tạo thành các dãy núi.

Mặc dù sự dịch chuyển của các mảng là rất nhỏ, chỉ vài chục mm/năm, thì đúng ra núi vẫn phải thay đổi độ cao. Tuy nhiên, có 2 nguyên nhân khiến độ cao của những ngọn núi trên Trái Đất giữ nguyên hàng nghìn năm qua, theo giáo sư Nadine McQuarrie của đại học Pittsburgh.

Lý do đầu tiên là trọng lực. Bà McQuarrie cho rằng trong quá khứ, những mảng kiến tạo đã va chạm mạnh và đẩy những ngọn núi lên cao mãi, cho tới khi chúng không thể cao hơn vì trọng lực. Đến một lúc nào đó, trọng lượng khối vật chất của núi sẽ khiến nó không thể cao lên dù các mảng kiến tạo vẫn chèn vào nhau.

Vẫn còn núi cao hơn cả Everest nhưng ít ai nhận ra

Minh họa quá trình các mảng địa chất của Trái Đất va chạm với nhau, tạo lên núi. Ảnh: Earth Rocks.

Nếu như trọng lực của Trái Đất nhỏ hơn, những dãy núi sẽ cao hơn. Điều tương tự xảy ra trên Hỏa tinh, với trọng lực nhẹ hơn nhiều và tỷ lệ núi lửa phun trào cũng cao hơn. Do vậy, những ngọn núi trên Hỏa tinh cũng cao hơn. Olympus Mons, núi lửa lớn nhất hệ Mặt Trời có chiều cao tới 25 km, gần gấp 3 lần núi Everest.

Yếu tố thứ hai ảnh hưởng tới chiều cao của núi là các dòng sông. Khi chảy qua dưới chân núi, nước có thể bào mòn dần dần phần chân núi, khiến chúng trở nên dốc hơn. Tới khi độ dốc quá lớn, đá ở phía trên sẽ sụp xuống, khiến núi không thể cao hơn được.

So với những ngọn núi ở trên đất liền, núi dưới biển cũng chịu sự tác động từ trọng lực và lở đất, nhưng tác động thấp dưới nước thấp hơn so với bầu khí quyển. Bà McQuarrie cho rằng nước là yếu tố giúp cho các ngọn núi dưới biển có thể được đẩy lên cao hơn.

Theo Zing

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast