Khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn bế tắc sau ba tháng

Sau ba tháng đình công, chỉ khoảng 5% bác sĩ thực tập tại Hàn Quốc quay trở lại bệnh viện làm việc. Con số này cho thấy cuộc khủng hoảng trong ngành y tế nước này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Chuyển bệnh nhân tại bệnh viện ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 28/3/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Chuyển bệnh nhân tại bệnh viện ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 28/3/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Thứ trưởng Bộ Y tế Hàn Quốc Park Min-soo cho biết, tính đến ngày 20/5, chỉ 659 bác sĩ thực tập trong tổng số 13.000 người đã quay lại làm việc. Phần lớn các bác sĩ trẻ vẫn kiên quyết phản đối kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường y của chính phủ và yêu cầu cơ quan chức năng chấp nhận đơn xin nghỉ việc của họ.

Cuộc đình công của các bác sĩ thực tập bắt đầu từ cuối tháng 2, nhằm phản đối kế hoạch cải cách y tế của chính phủ. Tuần trước, Tòa án phúc thẩm Seoul đã bác bỏ đơn kiện của cộng đồng y tế, mở đường cho chính phủ tiến hành cải cách.

Thứ trưởng Park Min-soo kêu gọi các bác sĩ thực tập chấm dứt đình công và tham gia đối thoại với chính phủ. Tuy nhiên, các bác sĩ thực tập vẫn giữ lập trường cứng rắn. Họ cho biết sẽ không lùi bước và tìm kiếm con đường sự nghiệp khác, thay vì trở thành bác sĩ chuyên khoa tại các bệnh viện lớn. Các bác sĩ thực tập cũng chỉ trích chính phủ vì không chấp nhận đơn xin nghỉ việc của họ và "đe dọa" đình chỉ giấy phép hành nghề.

Theo Bộ Y tế Hàn Quốc, các bác sĩ thực tập có thể bị trì hoãn một năm trong việc nhận học bổng nghiên cứu y khoa nếu họ không được đào tạo tại bệnh viện trong hơn ba tháng. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc đã kêu gọi các trường đại học nhanh chóng sửa đổi quy chế để tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường y khoa cho năm tới.

baotintuc.vn

Đọc thêm

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hezbollah tuyên bố không giải giáp

Hezbollah tuyên bố không giải giáp

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 5/7, Tổng thư ký nhóm vũ trang Hezbollah Sheikh Naim Qassem đã bác bỏ lời kêu gọi của Chính phủ Liban về việc giải trừ vũ khí, đồng thời ông cũng kêu gọi Israel rút khỏi lãnh thổ nước này.