Hồng vốn dĩ không nằm trong nhóm cây phát triển kinh tế của Hà Tĩnh mà thường được một số người dân trồng để ăn và làm quà cho người thân. Dù chỉ có 40 cây, vườn hồng ông Hòa là một trong những vườn có quy mô lớn nhất xã Hà Linh.
Vườn hồng được trồng cách đây khoảng hơn 10 năm
Cây hồng ít phải bón phân, phun thuốc.
Bên dưới, ông Hòa nuôi đàn gà lên đến 3.000 con vừa chăn nuôi, vừa cung cấp phân bón cho cây
Vì thế, cây cứ ngày một xanh tốt, quả to hơn so với trong vùng
Phần lớn cây hồng trong vườn nhà ông Hòa là hồng trứng, quả tròn, ít hạt.
Hồng trứng có thể để chín tự nhiên, khi ăn quả dẻo, ngọt và thơm.
Thông thường, đến mùa thu hoạch, ông Hòa lựa hái những quả chín để bán cho khách qua đường.
Hồng chín dễ hái, nhưng cần cẩn thận...
... và nhẹ nhàng để quả không bị dập
Với những quả trên cao, phải dùng sào để hái.
Cũng có thể thu hoạch những quả già, gần chín...
...sau đó ngâm nước lạnh 3 ngày, mỗi ngày thay nước 2 lần, khi ăn, hồng ngâm sẽ rất giòn
Ngoài hồng trứng, ông Hòa trồng thêm hồng vuông, quả xanh, giòn, vị ngọt thanh.
Mỗi độ thu về, những quả hồng ngọt lịm không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn điểm tô thêm nét đẹp cho cảnh sắc quê hương.
Những quả hồng lúc lỉu trên cành, là món quà đặc biệt của mùa thu
Do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hồng còn là món quà thơm với ong, bướm.
Với số hồng còn lại, theo dự tính, gia đình sẽ thu lãi thêm khoảng 10 triệu đồng. "Hồng là cây dễ tính, hầu như không phải đầu tư, tính ra cây cho lợi nhuận rất cao" - ông Hòa cho biết.