Làn điệu cải biên tứ hoa

(Baohatinh.vn) - Dân ca Nghệ Tĩnh với tính chất trữ tình, nhẹ nhàng, tha thiết, thường được dùng trong hát đối đáp giao duyên. Xét về các làn điệu gốc, hát giặm là có tiết tấu phức tạp hơn cả. Tuy nhiên, giặm cũng mang giọng điệu đều đều, kể lể, ít có tính đối đáp kịch liệt.

Bởi vậy, việc thể hiện tính cách nhân vật, tình tiết với những mâu thuẫn đối kháng, tâm trạng gay cấn, giải quyết các tình huống kịch trong quá trình sân khấu hóa dân ca Nghệ Tĩnh đòi hỏi soạn giả phải sáng tạo những làn điệu mới. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 200 làn điệu cải biên và Tứ hoa là một trong những làn điệu cải biên được sử dụng phổ biến nhất.

Làn điệu cải biên tứ hoa ảnh 1

Một tiết mục trong liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ 2, năm 2013. Ảnh: Anh Hoài

Với những người yêu sân khấu kịch, hẳn khó có thể quên vở diễn “Mai Thúc Loan” của nhà viết kịch Phan Lương Hảo đã được Đoàn Dân ca Nghệ Tĩnh dàn dựng năm 1984. Trong vở kịch này, để thể hiện tâm trạng buồn bã khi phải chia ly cũng như khoảnh khắc mừng mừng, tủi tủi trong ngày đoàn tụ của Mai Thúc Loan và cô Vải, Nghệ sỹ ưu tú Đình Bảo, người chịu trách nhiệm phần âm nhạc đã sử dụng làn điệu dân ca hoàn toàn mới - điệu hát Tứ hoa. Làn điệu mới này có lối hát đổ dài như sự tuôn trào của cảm xúc, luôn mang đến cho người nghe những rung cảm thẩm mỹ sâu sắc. Các soạn giả khi viết lời mới cho các tổ khúc dân ca, thường sử dụng điệu hát cải biên này như một thế mạnh nhằm chuyển tải tâm trạng, cảm xúc dồn nén của nhân vật trữ tình.

Nói về sự ra đời của làn điệu cải biên này, Nghệ sỹ ưu tú Đình Bảo cho biết: “Lần đầu tiên, dân ca Nghệ Tĩnh dựng một vở 3 tiếng đồng hồ, mà lại có kịch tính cao, ở đó có một tình huống không thể sử dụng toàn bộ làn điệu gốc. Khi đó, tôi mới nhớ đến lối ngâm thơ Trung và ý định cải biên làn điệu cũng bắt đầu từ đó. Việc cải biên là cần thiết, cũng bởi dân ca nguyên gốc cứ sàn sàn, đều đều, mà nói đến kịch là nói đến mâu thuẫn, xung đột, cao trào, là cái chất bốp chát của nó, người ta gọi là cái chất đá - răm”.

Làn điệu cải biên tứ hoa ảnh 2

Không gian diễn xướng dân ca ví, giặm ở xã Phù Việt (Thạch Hà)

Sở dĩ gọi là Tứ hoa bởi Nghệ sỹ ưu tú Đình Bảo đã sử dụng 4 làn điệu ghép vào nhau. Đó là làn điệu ví, giặm, thơ Trung và quân tử vu dịch trong chèo, trong đó, lối hát ngâm thơ miền Trung đổ dài được sử dụng làm chất liệu chính. Giai điệu tha thiết, man mác của ví, thơ Trung; tính chất tự sự, kể lể, phân trần, khuyên răn của giặm; sự dùng dằng nhớ thương của quân tử vu dịch... được kết hợp trong điệu hát Tứ hoa. Qua đó, lột tả được diễn biến tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong thời khắc biệt ly cũng như khi chiến thắng khải hoàn.

Cùng với các làn điệu gốc, các làn điệu cải biên đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng dân ca Nghệ Tĩnh. Đặc biệt, Tứ hoa đã trở thành điệu hát phổ biến, được sử dụng nhiều trong các tổ khúc, các vở kịch, nhất là ở những trường đoạn thể hiện nội tâm giằng xé hay mâu thuẫn căng thẳng đối kháng... Khi buồn, lời hát mênh mang, sâu lắng; khi vui, lại sôi nổi, mạnh mẽ... Thông qua đó, các soạn giả có thể soi chiếu những vấn đề của cuộc sống bằng nhiều góc độ, bằng cái nhìn đa diện và tinh tế hơn.

Thực tế, cuộc sống hiện đại với sự thay đổi nhanh chóng của phương thức sản xuất đã làm cho môi trường diễn xướng truyền thống dần mai một. Thế nhưng, câu hát dân ca vẫn luôn là suối nguồn nuôi dưỡng tâm hồn và cốt cách của con người Nghệ Tĩnh, vẫn là nơi gửi gắm tâm tư, ước vọng. Khi buồn, người dân có thể tìm về câu hát ví đò đưa tha thiết. Khi cảm xúc dồn nén thăng hoa thì tìm về với lối hát Tứ hoa. Sự đa dạng trong tiết tấu, phong phú, tinh tế ở phong cách trình diễn, dân ca ví, giặm thực sự đã đáp ứng hơi thở của thời đại.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...