Làng gạch, gốm trăm năm ở Vĩnh Long

Làng nghề gạch, gốm huyện Mang Thít tồn tại khoảng 100 năm, nhìn từ xa trông như những toà tháp cổ lâu đời trầm mặc bên dòng Cổ Chiên.

Làng nghề làm gạch nung ở huyện Mang Thít hình thành cách đây hơn 100 năm, được biết đến là nơi sản xuất gạch, gốm đỏ nổi tiếng và lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thời hoàng kim làng gạch trải dài 30 km trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ và Mang Thít với hơn 3.000 lò hoạt động. Hiện còn khoảng 800 lò gạch, trải dài trên diện tích 3.000 ha, trong đó tập trung nhiều nhất ở ven kênh Thầy Cai đến đoạn giáp sông Cổ Chiên - một nhánh sông Cửu Long.

Các lò gạch nằm ven sông thuận tiện cho sản xuất và vận chuyển hàng hóa đi các nơi. Thời kỳ hưng thịnh vào những năm 1980, nơi đây tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn người. Các sản phẩm gạch, gốm ngoài cung cấp cho nhu cầu trong nước còn xuất khẩu đi nước ngoài.

Mỗi nhà thường có 2-5 lò gạch. Sau năm 2000, nghề nung gạch ở Mang Thít dần đi xuống do chi phí sản xuất cao, thói quen người dùng thay đổi. Nhiều nhà phá bỏ lò gạch để làm việc khác. Một số lò được giữ lại nhưng không hoạt động, theo thời gian cây cỏ bám đầy, phủ kín rêu phong.

Lò được xây dựng từ hàng nghìn viên gạch thẻ đều tăm tắp, xếp theo kiến trúc tháp tròn. Trung bình, 10 thợ sẽ xây xong một lò trong nửa tháng, sử dụng hơn 30.000 viên gạch thẻ.

Mỗi lò có thể chứa khoảng 15.000 viên, nung trong 20 ngày thì ra thành phẩm. Công nhân dùng tro trấu để nung gạch giúp tiết kiệm chi phí, nguyên liệu.

Một lò gạch thường cao 7 m - 12 m, có hình như tháp tròn, nhỏ dần ở đỉnh. Gạch sau khi nung sẽ tiếp tục được hoàn thiện các công đoạn thành phẩm để đưa đi tiêu thụ.

Đất sét được lấy từ các kênh, rạch ở Vĩnh Long, Trà Vinh đưa về lò, sau đó sẽ cắt nhỏ thành viên. Các xưởng sản xuất gạch ngày nay chỉ duy trì vài công nhân làm nghề.

Ông Nguyễn Văn Theo, công nhân làm gạch ở kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít đem những viên gạch vừa cắt xong ra ngoài phơi nắng. "Trước đây nơi này nhộn nhịp lắm giờ thưa thớt rồi", người đàn ông 60 tuổi, có 30 năm làm gạch cho biết.

Một số công đoạn làm gốm đòi hỏi những thợ lành ghề, tỉ mỉ. Làng nghề địa phương thiếu những thế hệ trẻ tiếp nối để duy trì. "Mỗi ngày kiếm được vài trăm ngàn trang trải cuộc sống", bà Nguyễn Thị Bảy, 55 tuổi, làm chậu gốm hơn 20 năm, cho biết.

Các sản phẩm gốm hoàn thiện chuẩn bị mang đi tiêu thụ.

Một số lò gốm ở Mang Thít, Vĩnh Long ngoài phục vụ sản xuất còn mở cửa cho khách tham quan du lịch. Mẫu mã, sản phẩm của làng gốm cũng phong phú hơn. Ngoài gạch, lu truyền thống, các loại chậu gốm nhiều hình dáng, gốm trang trí cũng được ra đời, đáp ứng nhu cầu thị trường và phục vụ khách tham quan mua làm quà lưu niệm.

Mỗi ngày có hàng trăm lượt du khách đến các lò gạch, gốm tham quan. Khách tới đây được tìm hiểu, trải nghiệm cách làm gốm và văn hóa làng nghề truyền thống, chụp hình với các không gian trang trí gốm.

"Tôi rất ấn tượng khi lần đầu đến đây thấy hàng trăm lò gạch nằm san sát ven sông, tận mắt thấy người dân làm gốm", Lan Anh, du khách từ TP HCM, cho biết.

Từ cầu Mỹ Thuận đến phà Đình Khao, du khách đi khoảng 10 km là đến vùng ven sông Cổ Chiên, nơi tập trung nhiều lò gạch. Nơi được khách check in nhiều là khu vực có nhiều lò gạch cổ, cũ kỹ, sân phơi gạch với nhiều tháp hình trụ đặc trưng.

Đọc thêm

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Mùa hè mang theo bao điều kỳ diệu trong khu vườn nhỏ của tuổi thơ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy sự biến chuyển của muôn loài, và sẽ thấy khu vườn tuổi thơ không chỉ có cây xanh và hoa trái, mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ đầu đời được bay xa.
Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.