Về nơi lưu giữ những hiện vật gốm Cẩm Trang xưa

(Baohatinh.vn) - Nhà thờ họ Lê Doãn ở thôn Cẩm Trang (xã Đức Giang, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đang lưu giữ gần 40 hiện vật của làng gốm Cẩm Trang xưa.

db1bcd8391b0d6d67e876628c611f303 copy.jpg
Theo các tài liệu ghi lại, làng gốm Cẩm Trang xưa ở xã Đức Giang do một số gia đình người Bắc di cư lập nên. Làng gốm Cẩm Trang tồn tại khoảng từ thế kỷ XVII đến những năm 30 của thế kỷ XX, từng nổi tiếng cả nước với những sản phẩm gốm như: bình hoa, ché, chum, vại, bát… Tuy nhiên, trải qua hàng trăm năm, làng gốm Cẩm Trang xưa đã bị thất truyền.
ecba67f85d3731f7fc2d4f30564954a1 copy.jpg
Nhằm lưu giữ những sản phẩm của các thế hệ cha ông, từ năm 2010 đến nay, con cháu nhà thờ họ Lê Doãn đã sưu tầm được gần 40 hiện vật của làng gốm Cẩm Trang, có tuổi đời hàng trăm năm.
Nhà thờ họ Lê Doãn - nơi đang lưu giữ gần 40 hiện vật của làng gốm Cẩm Trang xưa.
Nhà thờ họ Lê Doãn - nơi đang lưu giữ gần 40 hiện vật của làng gốm Cẩm Trang xưa.
Ông Lê Doãn Hiếu (SN 1962 - Ban Trị sự nhà thờ họ Lê Doãn) cho biết: "Với mong muốn gìn giữ những hiện vật của ông cha, con cháu trong dòng họ đã sưu tầm các sản phẩm của làng gốm Cẩm Trang xưa. Trải qua hàng trăm năm, nhiều hiện vật đã không còn nguyên vẹn nhưng chúng tôi rất tự hào khi có thể góp phần gìn giữ những cổ vật ông cha để lại. Mong rằng, con cháu dòng họ sẽ tiếp tục gìn giữ tốt các hiện vật, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ sau".

Ông Lê Doãn Hiếu (SN 1962 - Ban Trị sự nhà thờ họ Lê Doãn) cho biết: "Với mong muốn gìn giữ những hiện vật của ông cha, con cháu trong dòng họ đã sưu tầm các sản phẩm của làng gốm Cẩm Trang xưa. Trải qua hàng trăm năm, nhiều hiện vật đã không còn nguyên vẹn nhưng chúng tôi rất tự hào khi có thể góp phần gìn giữ những cổ vật ông cha để lại. Mong rằng, con cháu dòng họ sẽ tiếp tục gìn giữ tốt các hiện vật, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ sau".

Gốm Cẩm Trang tuy không quá tinh xảo và khá đơn điệu kiểu dáng nhưng những hoa văn và độ bóng, màu sắc của sản phẩm đã thể hiện sự cần cù, khéo léo của những người nông dân Cẩm Trang xưa. (Trong ảnh: Chiếc hụ có tuổi đời khoảng hơn 200 trăm năm).

Gốm Cẩm Trang tuy không quá tinh xảo và khá đơn điệu kiểu dáng nhưng những hoa văn và độ bóng, màu sắc của sản phẩm đã thể hiện sự cần cù, khéo léo của những người nông dân Cẩm Trang xưa. (Trong ảnh: Chiếc hụ có tuổi đời khoảng hơn 200 trăm năm).

Ông Lê Doãn Hiếu chia sẻ: "Thế hệ chúng tôi đã không còn được gắn bó với nghề làm gốm, nhưng qua lời kể của ông bà, tôi được biết, ngày ấy gốm Cẩm Trang không chỉ nổi tiếng trong tỉnh mà còn được khách hàng gần xa biết đến. Những chuyến hàng bằng quang gánh, thuyền bè chở đầy sản phẩm gốm Cẩm Trang có mặt khắp mọi nơi trên cả nước…".

Ông Lê Doãn Hiếu chia sẻ: "Thế hệ chúng tôi đã không còn được gắn bó với nghề làm gốm, nhưng qua lời kể của ông bà, tôi được biết, ngày ấy gốm Cẩm Trang không chỉ nổi tiếng trong tỉnh mà còn được khách hàng gần xa biết đến. Những chuyến hàng bằng quang gánh, thuyền bè chở đầy sản phẩm gốm Cẩm Trang có mặt khắp mọi nơi trên cả nước…".

Những người thợ Cẩm Trang qua bao thế hệ đã cho ra đời những sản phẩm gốm giá trị. (Trong ảnh: một chiếc vịm được sản xuất nhiều và gần như đầu tiên tại làng nghề, thường được người dân dùng để muối cá, muối mắm...).

Những người thợ Cẩm Trang qua bao thế hệ đã cho ra đời những sản phẩm gốm giá trị. (Trong ảnh: một chiếc vịm được sản xuất nhiều và gần như đầu tiên tại làng nghề, thường được người dân dùng để muối cá, muối mắm...).

Cùng với vịm, sản phẩm hĩm cũng được sản xuất nhiều, dùng để nấu chín thức ăn. Đây là mặt hàng gần như chỉ phục vụ cho người dân địa phương.
Cùng với vịm, sản phẩm hĩm cũng được sản xuất nhiều, dùng để nấu chín thức ăn. Đây là mặt hàng gần như chỉ phục vụ cho người dân địa phương.
Sản phẩm lọ hoa khá đơn giản về kiểu dáng được những người thợ Cẩm Trang xưa sản xuất vào khoảng giữa thế kỷ XVIII. Sản phẩm được tiêu thụ ở các tỉnh Thanh Hoá, Hà Nam...

Sản phẩm lọ hoa khá đơn giản về kiểu dáng được những người thợ Cẩm Trang xưa sản xuất vào khoảng giữa thế kỷ XVIII. Sản phẩm được tiêu thụ ở các tỉnh Thanh Hoá, Hà Nam...

IMG_7426.jpg
Những sản phẩm gốm của làng gốm Cẩm Trang từng nổi tiếng khắp cả nước.
Video: Những sản phẩm gốm có tuổi đời hàng trăm năm ở nhà thờ họ Lê Doãn.

Những sản phẩm gốm với tuổi đời hàng trăm năm được lưu giữ tại nhà thờ họ Lê Doãn đã giúp người dân địa phương, nhất là thế hệ trẻ biết rõ hơn về nghề truyền thống của cha ông, một nghề đã nuôi sống bao thế hệ người dân nơi đây. Từ đó, không ngừng học tập, lao động sản xuất để cùng đưa miền đất Cẩm Trang xưa ngày càng phát triển, giàu mạnh.

Phó Bí thư Đảng uỷ xã Đức Giang Phan Thị Lan

Chủ đề Hà Tĩnh 24h

Đọc thêm

"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng các cấp, người dân thôn giáo toàn tòng (thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng một miền quê thanh bình, đáng sống.
Những người đam mê khởi nghiệp du lịch ở Hà Tĩnh

Những người đam mê khởi nghiệp du lịch ở Hà Tĩnh

Đón nhận “luồng gió mới” từ những chủ trương chính sách của các cấp, ngành trong phát triển du lịch, gần đây, nhiều cá nhân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn xây dựng nhiều mô hình, sản phẩm hấp dẫn, góp phần thu hút du khách.
Chuyên gia sẵn sàng giúp Hà Tĩnh xây dựng khu bảo tồn chim hoang dã

Chuyên gia sẵn sàng giúp Hà Tĩnh xây dựng khu bảo tồn chim hoang dã

“Tôi có thể hiểu được tiếng các loài chim và đã hỗ trợ xây dựng được hơn 20 mô hình bảo tồn chim trời với hàng chục loài, tạo nên những mô hình du lịch sinh thái nổi tiếng thu hút du khách. Tôi mong muốn giúp Hà Tĩnh xây dựng mô hình này”, ông Lê Danh Cương chia sẻ.
Ấn tượng cụm dân cư sinh thái Khe Enh

Ấn tượng cụm dân cư sinh thái Khe Enh

Từ khi có cụm dân cư sinh thái, Nhân dân thôn Hợp Lý, xã Hương Minh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) thêm đoàn kết và gắn bó với nhau hơn trong xây dựng nông thôn mới (NTM).