(Baohatinh.vn) - Có tuổi đời hàng trăm, hàng nghìn năm, mỗi cổ vật quý đang được trưng bày tại Bảo tàng Hà Tĩnh đều mang trong mình câu chuyện về lịch sử, văn hóa, con người vùng đất núi Hồng sông La.
Những bộ trang sức bằng gốm (ảnh 1), vật dụng bằng đá (ảnh 3), bộ hài cốt của người Việt cổ (ảnh 2) được phát hiện tại xã Thạch Lạc (Thạch Hà) có niên đại hơn 4.400 năm; những vật dụng bằng sắt, đồng (ảnh 4) sử dụng trong sinh hoạt của con người thời văn hóa Sa Huỳnh tại di chỉ khảo cổ học Phôi Phối - Bãi Cọi (xã Xuân Viên, Nghi Xuân)..., tất cả đã chứng minh trên mảnh đất Hà Tĩnh hàng nghìn năm trước, con người đã “an cư, lạc nghiệp”
Các cổ vật được trưng bày cho thấy không chỉ sinh sống, người Việt cổ ở Hà Tĩnh đã có nền văn minh phát triển ở tất cả những thời kỳ tiền sử của nhân loại: thời đồ đá, đồ kim khí. (Trong ảnh: Nồi đất nung có niên đại 2000 - 2300 năm được phát hiện tại bãi Lòi (Nghi Xuân).
Đi lên từ thời đồ đá, kim khí, cộng đồng dân cư vùng đất núi Hồng, sông La cũng đã trải qua những biến thiên của lịch sử dân tộc từ thời Bắc thuộc cho đến các triều đại phong kiến độc lập tự chủ. (Trong ảnh: Bộ sưu tập đồ gốm từ thế kỷ VIII – X được phát hiện tại huyện Nghi Xuân).
Chuông chùa Rối phát hiện ở xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên) được đúc vào đầu thế kỷ XIV, trên thân chuông có khắc bài thơ của danh sỹ Phạm Sư Mạnh (1300 - 1384).
Cổ vật chứng minh, dấu ấn văn hóa Phật giáo phát triển rực rỡ thời Lý -Trần (thế kỷ X-XIV), trong đó, Hà Tĩnh cũng là nơi có những ngôi chùa lớn được xây dựng. Ảnh: Quai chuông chùa Rối bằng đồng, hình con rồng có hoa văn tinh xảo.
Ấn môn hạ sảnh (1377) thời vua Trần Duệ Tông là một trong 3 ấn quan trọng của cơ quan Trung ương thời bấy giờ. (Trong ảnh: bên trái là mặt ấn, bên phải là thân ấn)
Thạp gốm thời Trần, thế kỷ XIII-XIV (giữa) được sưu tầm tại huyện Thạch Hà năm 1983
Sách Hậu thần thư ký thời Lê Trung Hưng, năm 1736, chất liệu bằng đồng thau, sưu tầm tại huyện Đức Thọ năm 1977.
Bảo vật quốc gia súng thần công “Bảo Quốc an dân Đại tướng quân” năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) được phát hiện tại vùng biển Nghi Xuân năm 2003. (Trong ảnh: 1 trong 3 khẩu súng thần công được trưng bày tại bảo tàng tỉnh)
“Mộc bản Trường học Phúc Giang” thuộc dòng họ Nguyễn Huy (Trường Lưu, Can Lộc) đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương có niên đại từ giữa thế kỷ XVIII.
Học sinh TP Hà Tĩnh khám phá cổ vật trưng bày tại Bảo tàng Hà Tĩnh. (Ảnh: chụp ngày 27/4/2021)
Đến nay, Bảo tàng Hà Tĩnh đã sưu tầm được gần 11.000 hiện vật, trong đó có hơn 2.000 cổ vật, 3 bảo vật quốc gia. Nhiều cổ vật quý được khai quật tại các di chỉ khảo cổ học, do cán bộ bảo tàng sưu tầm và người dân hiến tặng. Những cổ vật quý hiếm đã góp phần tạo nên nét đặc trưng của di sản văn hóa Hà Tĩnh. Đây cũng là nguồn sử liệu quan trọng cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa, con người Hà Tĩnh của các học giả cũng như những người quan tâm.
Không ngừng tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Hà Tĩnh nỗ lực hướng đến xây dựng đời sống văn hóa ngày càng tốt đẹp.
Cùng với vấn đề về y đức, y đạo, y lý, y thuật, dưỡng sinh… Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác còn đề cập nhiều đến hai chữ “lợi danh” trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là trong Thượng Kinh ký sự.
Lễ hội đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) được tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi, đậm bản sắc văn hoá truyền thống, thu hút hàng ngàn du khách về chiêm bái và tham gia.
Tại quê ngoại Hà Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dành trọn cuộc đời để nghiên cứu về y thuật, chữa bệnh cứu người. Nhiều di sản y học vô cùng quý báu được Đại danh y để lại cho hậu thế.
Sau nhiều nỗ lực xây dựng, KDL sinh thái Đá Bạc Eco thuộc xã Nam Điền (Thạch Hà) do ông Nguyễn Minh Trang (SN 1964, trú tại TP Hà Tĩnh) làm chủ đã được công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh.
10 năm làm Trưởng thôn Động Eo, xã Sơn Tiến (Hương Sơn, Hà Tĩnh), chị Phan Thị Thủy luôn nỗ lực gắn kết cộng đồng, đưa thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu.
Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Tự hào được sinh ra và lớn lên trên quê hương của Đại danh Lê Hữu Trác, thế hệ trẻ Hà Tĩnh luôn ý thức trách nhiệm phát huy giá trị truyền thống, cống hiến xây dựng quê hương.
Như tiếng chuông chùa ngân vọng bên dòng Ngàn Phố (Hương Sơn, Hà Tĩnh), những tác phẩm y học, văn học của Đại danh y Lê Hữu Trác để lại khiến hậu thế thêm kính ngưỡng tài năng, nhân cách của ông.
Công tác chuẩn bị cho lễ hội đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười ở TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đang được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo hoạt động đón du khách về chiêm bái và tham gia các hoạt động văn hoá.
Cùng với các vị danh nhân tiêu biểu khác, Bạt Quận công Dương Trí Trạch đã góp phần rất lớn trong việc tạo dựng, vun đắp nên bản sắc văn hóa đặc sắc của mảnh đất Hà Tĩnh.
Em Lê Anh Thư (lớp 9A, Trường THCS Mỹ Duệ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã giành 1 giải khuyến khích và 1 giải chuyên đề tại chung kết toàn quốc Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024.
Ông quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, làm quan dưới thời Vua Lê Hiển Tông nhà Lê Trung Hưng. Khi đi sứ phương Bắc, ông được Vua nhà Thanh phong làm Lưỡng quốc Đình nguyên Thám hoa và tặng áo cẩm bào.
Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Với 12 tham luận trình bày tại buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Tại Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, vở thanh xướng kịch “Linh thiêng Đồng Lộc” do Nhà hát NTTT Hà Tĩnh dàn dựng, đã tạo ra sức lan tỏa lớn đến khán giả cả nước.
Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
Ông Võ Thanh Bang (SN 1960) - giáo dân ở Giáo họ Yên Hòa (xã Sơn Giang, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã "truyền lửa" để bà con phát huy tinh thần "kính Chúa, yêu nước", sống tốt đời đẹp đạo, đoàn kết xây dựng nông thôn mới.
Với người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh), cánh diều Hải Thượng và thú chơi diều sáo của Đại danh y Lê Hữu Trác là một nét đẹp văn hóa đã đi sâu vào tâm thức từ bao đời.
Những tư liệu, hiện vật đang được trưng bày tại Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng ở xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang kể câu chuyện về cuộc đời cách mạng sáng ngời của người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên.
Dưới sự chèo lái của Chủ tịch Hội LHPN Trần Thị Lệ Thủy, từ năm 2020 đến nay, Hội LHPN xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn - Hà Tĩnh) liên tục được các cấp vinh danh.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
Thầy Tống Trần Đức (Trường THTP Cao Thắng, Hương Sơn, Hà Tĩnh) không chỉ tận tâm với sự nghiệp giáo dục mà còn năng nổ các hoạt động xã hội, là người truyền lửa cho các em học sinh.
Trong lịch sử Việt Nam, Lê mạt là một thời kỳ đầy rối ren, phức tạp. Tuy nhiên, thời kỳ này lại sinh ra rất nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều văn tài, nhiều nhà khoa học xuất sắc, trong đó có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
“Ngày hội nông dân” tại đình Hội Thống (xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao giàu tính dân gian đã mang lại tiếng cười sảng khoái cho người già và trẻ nhỏ.
Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Tiểu phẩm “Tìm lại lời ru” của đội thi Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh là mô hình tuyên truyền, vận động hiệu quả của lực lượng nhằm giúp đồng bào dân tộc Chứt, xã Hương Liên, huyện Hương Khê xóa bỏ các hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.