Ngắm những di sản văn hóa đặc sắc được người dân Hà Tĩnh gìn giữ

(Baohatinh.vn) - Mùa xuân đã thực sự trở về trên đôi cánh thời gian. Trong bừng sáng những ngày xuân mới, lòng người lại có chút hoài niệm về những giá trị cổ xưa. Báo Hà Tĩnh mời bạn đọc cùng chiêm ngưỡng những hiện vật quý đang được người dân trân trọng lưu giữ.

Những hiện vật quý hiếm ở bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Hà Tĩnh

Ngắm những di sản văn hóa đặc sắc được người dân Hà Tĩnh gìn giữ

Luôn tâm niệm lưu giữ hiện vật quá khứ ngay trên quê hương, Tiến sĩ Văn học Nguyễn Quang Cương (SN 1957) đã xây dựng Bảo tàng Hoa Cương (ở thôn Chân Thành, xã Bình An, Lộc Hà).

Ngắm những di sản văn hóa đặc sắc được người dân Hà Tĩnh gìn giữ

Ở đây, có những hiện vật mang giá trị lịch sử với niên đại hàng nghìn năm, đánh dấu sự xuất hiện của người Việt cổ trên đất Hà Tĩnh như: Rùa đá có mai khắc hình Lạc đồ được tìm thấy ở vùng Khe Hao, núi Hồng Lĩnh (xã Tân Lộc, Lộc Hà).

Ngắm những di sản văn hóa đặc sắc được người dân Hà Tĩnh gìn giữ

Bình gốm cổ đời nhà Trần ở thế kỷ XIII

Ngắm những di sản văn hóa đặc sắc được người dân Hà Tĩnh gìn giữ

Cột cờ bằng đá nguyên khối ở Phủ Hà Tĩnh (nay là TP Hà Tĩnh), thời nhà Nguyễn (1802-1945). Trong ảnh: Tiến sỹ Nguyễn Quang Cương bên hiện vật tại Bảo tàng Hoa Cương..

Ngắm những di sản văn hóa đặc sắc được người dân Hà Tĩnh gìn giữ

Bên cạnh đó, bảo tàng còn có các đồ dùng sinh hoạt của người Việt xưa, như: bếp “ông đầu rau”...

Ngắm những di sản văn hóa đặc sắc được người dân Hà Tĩnh gìn giữ

...chum đựng nước “độc đáo” có đáy nhọn, tai có móc là vật dụng chứa nước ngọt khi ra khơi đánh bắt của ngư dân vùng biển Hà Tĩnh thời xưa.

Ngắm những di sản văn hóa đặc sắc được người dân Hà Tĩnh gìn giữ

Giếng đựng nước cổ (được xây từ hồ bằng mật mía trộn vôi, cát, sỏi….) có niên đại khoảng 300 năm...

Ngắm những di sản văn hóa đặc sắc được người dân Hà Tĩnh gìn giữ

... Đến những nông cụ quen thuộc của người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng đều được Bảo tàng Hoa Cương lưu giữ một cách phong phú, đa dạng.

Nhà cổ 300 năm tuổi và di sản văn hóa ở nhà thờ dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu

Ngắm những di sản văn hóa đặc sắc được người dân Hà Tĩnh gìn giữ

Hiện dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu (xã Kim Song Trường, Can Lộc) còn lưu giữ và bảo tồn 7 căn nhà cổ có tuổi đời từ 100-300 năm.

Ngắm những di sản văn hóa đặc sắc được người dân Hà Tĩnh gìn giữ

Được quan tâm chăm sóc thường xuyên nên những ngôi nhà này vẫn giữ được gần như nguyên vẹn cấu trúc ban đầu.

Ngắm những di sản văn hóa đặc sắc được người dân Hà Tĩnh gìn giữ

Nhờ bảo tồn di vật của tổ tiên, dòng họ Nguyễn Huy lưu giữ 2 hiện vật quý hiếm được công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương gồm: Mộc bản Trường học Phúc Giang và Hoàng Hoa sứ trình đồ. Trong ảnh: Di sản Hoàng Hoa sứ trình đồ

Bằng tình yêu, sự say mê, trong đời sống vẫn có nhiều người lặng lẽ sưu tầm và gìn giữ các cổ vật

Ngắm những di sản văn hóa đặc sắc được người dân Hà Tĩnh gìn giữ

Có thể niên đại chưa dài nhưng những cổ vật của họ đều ghi dấu một thời kỳ lịch sử, văn hóa của đất nước. Trong ảnh: Kỷ vật thời chiến tranh do anh Trịnh Tuấn (Mai Phụ, Lộc Hà) sưu tập.

Ngắm những di sản văn hóa đặc sắc được người dân Hà Tĩnh gìn giữ

Việc sưu tập những cổ vật, hiện vật cũ và tái hiện không gian đất nước ở thập niên 70-80, thế kỷ XX đã giúp tiệm cà phê 1977 (đường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) trở thành điểm đến thu hút giới trẻ. Ảnh chụp vào cuối tháng 12/2020.

Ngắm những di sản văn hóa đặc sắc được người dân Hà Tĩnh gìn giữ

Những bảo tàng tư nhân, nơi sưu tập, gìn giữ cổ vật, hiện vật văn hóa, lịch sử đã trở thành điểm đến thu hút nhiều người khám phá. Trong ảnh: Phụ huynh và học sinh TP. Hà Tĩnh tham quan Bảo tàng Hoa Cương (xã Bình An, Lộc Hà) dịp tháng 12/2020

Các cổ vật, hiện vật lịch sử do các cá nhân là người Hà Tĩnh sưu tầm, gìn giữ đã góp phần thực hiện việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Đặc biệt, rất nhiều cổ vật đã trở thành học liệu, giúp giới trẻ hiểu rõ hơn những bài học lịch sử cũng như nâng cao ý thức trân trọng lịch sử, văn hóa dân tộc.

.

Chủ đề Di chỉ - Khảo cổ

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.