Lấy chất lượng làm thước đo, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh “cất cánh”

Lấy chất lượng làm thước đo, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh “cất cánh”

Giai đoạn 2015 - 2020, kinh tế tập thể Hà Tĩnh có bước chuyển mình mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển KT-XH tỉnh nhà. Đây cũng là nền tảng để Hà Tĩnh tiếp tục đưa kinh tế tập thể phát triển theo chiều sâu.

Lấy chất lượng làm thước đo, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh “cất cánh”
Lấy chất lượng làm thước đo, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh “cất cánh”

Kinh tế tập thể (KTTT - nòng cốt là HTX) được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991), Đảng ta khẳng định, “Kinh tế nhà nước, KTTT là nền tảng của nền kinh tế quốc dân”. Nghị quyết Trung ương V khóa IX, Kết luận 56-KL/TW năm 2013, Kết luận 70-KL/TW năm 2020 của Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định về sự cần thiết, vị trí, tầm quan trọng của KTTT đối với phát triển KT-XH của đất nước, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Lấy chất lượng làm thước đo, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh “cất cánh”

Cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế, KTTT Hà Tĩnh ngày càng được quan tâm, khuyến khích phát triển, từng bước hoạt động thực chất, hiệu quả. Hà Tĩnh hiện có 3 liên hiệp HTX, 1.267 HTX và 3.357 tổ hợp tác với 128.500 thành viên, hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực. KTTT Hà Tĩnh tạo việc làm thường xuyên cho 81.293 lao động. Số HTX nộp thuế tăng dần theo từng năm, năm 2019 tăng gấp đôi năm 2016.

Lấy chất lượng làm thước đo, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh “cất cánh”

Lãnh đạo Liên minh HTX làm việc với HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát (huyện Kỳ Anh).

Lấy chất lượng làm thước đo, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh “cất cánh”

Công nhân HTX Tân Tiến Phát (Cẩm Xuyên) đóng gói sản phẩm.

Giai đoạn 2015 - 2020, với nhiều chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học - công nghệ, xúc tiến thương mại, giao đất - cho thuê đất..., KTTT Hà Tĩnh đã phát triển thiên dần về chất, dần thích ứng với cơ chế thị trường. Từ năm 2016 - 2020, Hà Tĩnh thành lập mới 421 HTX. Nét nổi bật của các HTX thành lập mới là các thành viên đã tự nguyện góp vốn, có những thành viên góp vốn khá cao (một số HTX góp 500 triệu đồng - 1 tỷ đồng/thành viên). Nhìn chung, các HTX kiểu mới linh hoạt trong phương thức SXKD, tạo ra nguồn thu khá lớn. Đặc biệt, Hà Tĩnh đã có 70 HTX sản xuất theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp, nhất là các HTX chăn nuôi lợn, chế biến thủy hải sản, trồng rau - củ - quả...

Lấy chất lượng làm thước đo, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh “cất cánh”

Hợp tác xã Thu mua và chế biến thủy hải sản Chiến Thắng - xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh) được đánh giá hoạt động tốt.

Lấy chất lượng làm thước đo, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh “cất cánh”

Lấy chất lượng làm thước đo, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh “cất cánh”

Nhiều HTX đầu tư hàng tỷ đồng trồng dưa lưới trong nhà màng theo công nghệ Israel cho hiệu quả kinh tế cao.

Nông nghiệp là thế mạnh của Hà Tĩnh kéo theo sự ra đời của 781 HTX nông nghiệp (chiếm gần 58%) với đa dạng ngành nghề. Đã có những HTX nông nghiệp quy mô nhiều thành viên, làm tốt các dịch vụ như các HTX: Quỳnh Lương (TX Hồng Lĩnh), Quang Trung (Đức Thọ), Thanh Hương (Can Lộc)... Nhiều mô hình chăn nuôi lợn liên kết, chăn nuôi tự chủ quy mô lớn như các HTX: Hợp Lực, Minh Lộc (Cẩm Xuyên), Thắng Lợi (Nghi Xuân)... Nhiều mô hình HTX nuôi trồng, chế biến, dịch vụ thủy sản đầu tư khoa học - công nghệ vào sản xuất, lợi nhuận kinh tế cao như các HTX: Hùng Mạnh, Loan Hoan (Lộc Hà), Phú Khương (huyện Kỳ Anh)... Đặc biệt, việc ra đời Hội quán chế biến thủy sản Kỳ Anh là lực đẩy phát triển, tiêu thụ các sản phẩm thủy, hải sản ở Hà Tĩnh.

Lấy chất lượng làm thước đo, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh “cất cánh”

Đoàn công tác Liên minh HTX thăm HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn).

Lấy chất lượng làm thước đo, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh “cất cánh”

Sản phẩm OCOP của các HTX thu hút nhiều khách hàng.

Xây dựng sản phẩm OCOP là đích đến quan trọng với nhiều HTX trên lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Ngoài việc quan tâm mẫu mã đẹp, các HTX luôn trăn trở nâng tầm chất lượng sản phẩm. Cuối năm 2019, đã có 37 sản phẩm của HTX đạt tiêu chuẩn 3 - 4 sao trên tổng số 72 sản phẩm OCOP của tỉnh, đạt tỷ lệ 51,4%. Tiêu biểu như: gạo Thế Cường, mật ong hương rừng Cường Nga, nhung hươu tươi Hương Luật, nước mắm Luận Nghiệp, dưa lưới Nga Hải...

Lấy chất lượng làm thước đo, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh “cất cánh”

HTX May mặc Green GMC (TX Hồng Lĩnh) may gia công xuất khẩu.

Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân là niềm tự hào của KTTT Hà Tĩnh với tốc độ tăng trưởng nhanh về nguồn vốn và dư nợ. Giai đoạn 2016 - 2020, có 32 quỹ đã cho 107.000 lượt thành viên vay vốn, doanh số cho vay 12.633 tỷ đồng. Đến 30/6/2020, hệ thống quỹ đã huy động được tổng nguồn vốn 2.812 tỷ đồng (cao gấp 2,52 lần so với thời điểm 31/12/2016); tổng dư nợ của các quỹ đạt 2.516 tỷ đồng (cao gấp 1,83 lần so với 31/12/2016). Có quỹ tiếp sức, các thành viên mở rộng SXKD, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Lấy chất lượng làm thước đo, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh “cất cánh”

Giai đoạn 2020 - 2025, Hà Tĩnh xác định mục tiêu củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của KTTT, HTX; khắc phục yếu kém, hạn chế, mang lại lợi ích thiết thực và liên kết chặt chẽ thành viên; thu hút ngày càng nhiều hộ cá thể, thành phần kinh tế khác tham gia; từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực KTTT, HTX.

Lấy chất lượng làm thước đo, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh “cất cánh”

Theo đó, toàn tỉnh phấn đấu tỷ lệ HTX khá giỏi đạt 50% trở lên, HTX yếu kém dưới 15%; xây dựng 30 - 40 mô hình HTX điển hình tiên tiến/năm; doanh thu bình quân của HTX đạt 1.400 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân người lao động của HTX đạt 40 triệu đồng/năm.

Lấy chất lượng làm thước đo, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh “cất cánh”

HTX Thu mua, chế biến thủy hải sản Phú Khương (huyện Kỳ Anh).

Lấy chất lượng làm thước đo, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh “cất cánh”

HTX Môi trường xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) lắp camera chống “đổ rác trộm”.

Nhiệm kỳ tới, song song với việc giải thể dứt điểm 344 HTX vi phạm luật và yếu kém kéo dài, Hà Tĩnh quan tâm nâng cao năng lực, trình độ cho 6.000 cán bộ quản lý HTX, đổi mới phương thức SXKD thông qua công tác đào tạo, tập huấn. Đồng thời, lựa chọn một số HTX có quy mô phù hợp để hỗ trợ xây dựng mô hình liên kết chuỗi với doanh nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện tốt chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc tại các HTX.

Lấy chất lượng làm thước đo, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh “cất cánh”

Cán bộ Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã Hà Tĩnh (trái) thẩm định hồ sơ vay vốn của hợp tác xã.

Với tư cách là “bà đỡ”, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các thành viên, Liên minh HTX tỉnh tăng cường khâu nối với các sở, ngành, địa phương, tham mưu cho Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển KTTT tỉnh đưa ra giải pháp chỉ đạo sát đúng thực tiễn. Đồng thời, tích cực tư vấn, hỗ trợ các HTX nâng cao năng lực, tiếp cận các cơ chế, chính sách, nhất là về đất đai, vốn, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm...

Lấy chất lượng làm thước đo, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh “cất cánh”

Lấy chất lượng làm thước đo, đưa kinh tế tập thể Hà Tĩnh “cất cánh”

Khu vực KTTT còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song với sự quan tâm, vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, cùng với sự vượt khó, sáng tạo vươn lên của các HTX, tin tưởng thời gian tới, Hà Tĩnh sẽ có nhiều mô hình HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, giải quyết nhiều việc làm, đóng góp cao hơn vào GRDP của tỉnh, tiếp tục khẳng định được vai trò, vị trí trong sự phát triển chung của tỉnh.

ảnh: thu phương

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Chủ đề Khởi nghiệp

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast