Lên không gian giá rẻ là thực chứ không phải mộng

Công ty SpaceX của tỉ phú Elon Musk mới ra đời từ năm 2002 nhưng đang trở thành đối thủ đáng gờm của Arianespace và NASA. Tuy nhiên, thị trường không gian vẫn duy trì quan hệ “ông bỏ cái giò, bà thò chai rượu”.

len khong gian gia re la thuc chu khong phai mong

Tỉ phú Elon Musk và tên lửa phóng Falcon 9 - Ảnh: branchez-vous.com

Công ty SpaceX ở California bắt đầu nổi đình nổi đám từ sau vụ phóng tên lửa hạng nặng đầu tiên Falcon Heavy hôm 6-2 vừa qua. Vụ phóng này khơi mào cho tham vọng đưa người lên không gian của tỉ phú Mỹ gốc Nam Phi Elon Musk. Dự kiến chuyến bay đưa người lên Mặt trăng sẽ được thực hiện vào năm 2019, sau đó năm năm sẽ đến chuyến bay đưa người lên sao Hỏa.

Ai làm việc trong lĩnh vực không gian đều hiểu rõ những nỗ lực cần thiết để lần đầu tiên phóng tên lửa lên không gian. Chúng tôi thừa nhận thành tích to lớn mà chúng ta đã chứng kiến hôm nay"

Tổng giám đốc NASA Robert Lightfoot nhận xét về vụ phóng tên lửa Falcon Heavy của SpaceX hôm 6-2

Tên lửa "low cost"

Công ty SpaceX đã xây dựng vị trí vững chắc trên thị trường phóng vệ tinh thương mại. Năm 2009, SpaceX phóng thành công vệ tinh đầu tiên. Từ năm 2013, công ty phóng vệ tinh thường xuyên hơn bằng cách cải tiến tên lửa phóng giá rẻ (low cost) Falcon 9 đạt lực đẩy mạnh hơn và tăng trọng tải nhiều hơn.

Cuối tháng 12-2017, SpaceX đã sử dụng tên lửa Falcon 9 phóng 10 vệ tinh viễn thông cho Công ty Iridium (Mỹ). Công ty này đã hợp tác với SpaceX phóng 75/81 vệ tinh lên không gian với chi phí chỉ 3 tỉ USD.

len khong gian gia re la thuc chu khong phai mong

Tên lửa Falcon Heavy phóng gần như hoàn hảo vào hôm 6-2 đã nâng cao uy tín của tỉ phú Elon Musk - Ảnh: REUTERS

Năm 2017, công ty SpaceX đã đưa được 110 tấn vào quỹ đạo, qua mặt Công ty Arianespace vốn thống lĩnh thị trường nhiều năm qua.

Arianespace là công ty cổ phần của Pháp chuyên khai thác các hệ thống phóng của Cơ quan Không gian châu Âu. Arianespace có tuổi đời 38 năm nhưng chỉ đạt mức vận chuyển 59 tấn trong năm 2017.

SpaceX còn là công ty có chi phí cạnh tranh nhất. Theo báo cáo của Cục Hàng không liên bang Mỹ (thuộc Bộ Vận tải), SpaceX sử dụng tên lửa chỉ tốn 61,2 triệu USD so với bình quân 92 triệu USD nơi các đối thủ cạnh tranh.

Nếu so sánh chi phí để đưa 1 kg hàng lên không gian, chi phí của SpaceX cũng rẻ hơn. Giải pháp của SpaceX là phóng tên lửa xong sẽ thu hồi để tiếp tục sử dụng.

Tính ra đến nay tên lửa Falcon 9 đã hạ cánh 21 lần thành công để sẵn sàng đi vào sử dụng tiếp, trong đó có hai tên lửa trong vụ phóng hôm 6-2 vừa qua.

len khong gian gia re la thuc chu khong phai mong

Tàu du hành Dragon của SpaceX chở hàng lên ISS ngày 17-12-2017 - Ảnh: NASA

Hai lần phát nổ của tên lửa Falcon 9

Đòn cạnh tranh mạnh nhất của Công ty SpaceX là số lần phóng tên lửa Falcon 9. Chỉ trong 7 năm, SpaceX đã tăng số lần phóng lên gấp 7 lần. Năm 2017, SpaceX đã tiến hành 18 lần phóng, vượt trên Arianespace với 11 lần phóng.

Trong thị trường không gian đang phát triển với số quốc gia khách hàng tăng mỗi năm, yếu tố then chốt trong kinh doanh của SpaceX là sẵn sàng đáp ứng yêu cầu khách hàng.

SpaceX đã tuyên bố mong muốn tăng 50% số lần phóng trong năm 2018, tức 30-40 lần phóng mỗi năm, tăng gấp ba và thậm chí bốn lần hơn đối thủ cạnh tranh Arianespace.

Với tên lửa hạng nặng Falcon Heavy vừa được phóng thử nghiệm, SpaceX dự kiến triển khai phóng 4.000 vệ tinh nhằm phủ sóng Internet trên toàn cầu.

Trở ngại ở chỗ SpaceX lại không đạt tính hiệu quả tuyệt đối. Đến nay công ty có 46/48 lần phóng thành công còn Arianespace đã đạt được lần phóng thành công thứ 79 đối với tên lửa Ariane 5.

len khong gian gia re la thuc chu khong phai mong

Vụ nổ tên lửa Falcon 9 năm 2016 đã gây tổn hại uy tín không nhỏ cho SpaceX - Ảnh: SpaceX

Một tên lửa Falcon 9 của SpaceX đã phát nổ trong lần thử nghiệm động cơ tại chỗ vào năm 2016, phá hủy tan tành bệ phóng và vệ tinh trị giá 200 triệu USD.

Năm 2015, một tên lửa Falcon 9 đã phát nổ sau khi phóng tàu Dragon làm nhiệm vụ tiếp tế cho Trạm không gian quốc tế (ISS).

Vừa là đối tác vừa cạnh tranh với NASA

Ngoài Arianespace của châu Âu, Công ty SpaceX còn là đối thủ cạnh tranh của Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) trong kế hoạch đưa người lên Mặt trăng.

SpaceX tuyên bố sẽ phóng tàu du hành Dragon 2 đưa hai du khách lên Mặt trăng vào năm 2019 trong khi lịch trình của NASA có thể trể hơn. NASA dự tính cuối năm nay mới thử nghiệm tàu du hành Orion (thay cho tàu Apollo) và hệ thống phóng mới SLS nhằm đưa người lên Mặt trăng.

Tuy cạnh tranh nhưng đến nay, quan hệ giữa SpaceX với NASA vẫn mang yếu tố tích cực. NASA đã nhiều lần cứu SpaceX khỏi phá sản. Bù lại, nhờ SpaceX hỗ trợ, NASA tiết kiệm nhiều tỉ USD chi phí chở hàng.

Từ năm 2012, SpaceX đã ký hợp đồng với NASA về việc cung cấp nhu yếu phẩm và thiết bị cho ISS đồng thời chở chất thải về lại Trái đất. Gần đây nhất vào giữa tháng 12-2017, SpaceX đã thực hiện phi vụ thứ 13 đưa tàu Dragon chở hơn 2,2 tấn hàng lên ISS.

Trong tương lai, có thể NASA sẽ tiến tới giai đoạn hợp tác kế tiếp với SpaceX là chở các nhà du hành vũ trụ lên xuống ISS mà không cần nhờ tàu Liên Hợp của Nga nữa. Song lộ trình đưa người lên Mặt trăng của tỉ phú Elon Musk có thể sẽ phải thay đổi vì SpaceX đã từng "vỡ kế hoạch" nhiều lần.

len khong gian gia re la thuc chu khong phai mong

Tên lửa Ariane 6 của Arianespace sẽ được phóng thử nghiệm năm 2020 - Ảnh: ESA

Chi phí đưa 1 kg hàng hóa lên không gian của SpaceX chỉ từ 4.700 USD đến 12.600 USD trong khi Arianespace sử dụng tên lửa phóng Ariane 5 tốn từ 8.300 USD đến 18.700 USD/kg. Arianespace dự tính sử dụng tên lửa phóng mới Ariane 6 nhằm giảm chi phí còn từ 5.600 USD đến 10.600 USD/kg, song hai năm nữa mới có thể phóng thử Ariane 6 lần đầu tiên.

Ariane 6 có trọng tải tương tự "đàn em" Ariane 5, có thể chở từ 210 đến 21 tấn với tổng chi phí sản xuất và phóng rẻ hơn "đàn em", ở mức từ 94 triệu đến 117 triệu USD so với 178 triệu USD của Ariane 5. Thế nhưng SpaceX lại nhắm đến mục tiêu mới là giảm chi phí xuống còn 2.500 USD/kg bằng cách sử dụng lại tên lửa phóng.

len khong gian gia re la thuc chu khong phai mong

NASA thử nghiệm tàu du hành Orion trên sa mạc Arizona vào tháng 3-2017 - Ảnh: NASA

Theo tuoitre.vn

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.