(Baohatinh.vn) - Ngày 7/10, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh Hoàng Thị Cẩm Tú dẫn đầu tiến hành giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại huyện Lộc Hà.
Thời gian qua, huyện Lộc Hà đã tiến hành thực hiện các chương trình hỗ trợ giảm nghèo như: tiền học phí, xây dựng trường theo Nghị định 49 cho 4.728 lượt học sinh, sinh viên với tổng số tiền 906 triệu đồng; hỗ trợ chi phí học tập theo Chương trình 106 với tổng số tiền 2.328 triệu đồng; các tổ chức và cá nhân hảo tâm hỗ trợ 142 triệu đồng và 80 bộ bàn ghế. Qua các nguồn hỗ trợ đã tiến hành làm 1.963 nhà ở cho người nghèo với tổng số tiền 12.294 triệu đồng; hỗ trợ tiền điện sinh hoạt cho gần 7 ngàn hộ với số tiền 2.172 triệu đồng…
Quá trình giám sát cho thấy, huyện Lộc Hà đã chỉ đạo thường xuyên, sâu sát, triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững khác, nổi bật như: tổ chức hàng chục lớp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho hàng trăm lượt người nghèo; quan tâm các chính sách về y tế, dân sinh; hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao sinh kế; tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo…
Cùng với các chính sách hỗ trợ, các chương trình giảm nghèo cũng được triển khai khá hiệu quả. Theo đó, các chính sách tín dụng ưu đãi đã kịp thời hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng khác với nguồn vốn được Ngân hàng chính sách bố trí đạt 270.479 triệu đồng, số dư nợ ủy thác qua các tổ chức đoàn thể đạt 257.503 triệu đồng. Việc thực hiện chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo Chương trình 106 huyện cũng đã được hỗ trợ 19.664 triệu đồng để xây dựng các công trình thiết yếu cho các xã hưởng lợi…
Thay mặt đoàn giám sát, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh Hoàng Thị Cẩm Tú đề nghị huyện, các địa phương tiếp tục soát xét lại tình hình, kiểm tra lại số liệu, bổ sung các vấn đề còn thiếu để hoàn thiện báo cáo gửi đoàn giám sát; trong quá trình thực hiện phải đặc biệt chú trọng đến công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, hạn chế các chương trình hỗ trợ cụ thể; tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới các tồn tại, hạn chế; thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn, nguồn lực; tăng cường tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ pháp lý để nâng cao nhận thức, ý thức cho người nghèo và xã hội…
Các kiến nghị, đề xuất sẽ được đoàn nghiên cứu, tập hợp và gửi các cơ quan chức năng xem xét…
Trong chương trình hoạt động, đoàn đã tiến hành làm việc với các địa phương nghèo đang được hưởng Chương trình 106 của Chính phủ là xã Thịnh Lộc và Thạch Bằng. Qua đó cho thấy, các chính sách hỗ trợ, các chương trình giảm nghèo bền vững của Đảng, Nhà nước, tỉnh đã được các địa phương này triển khai tích cực, đem lại hiệu quả rõ nét.
Theo đó, từ khi có Chương trình trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chính sách xóa đói giảm nghèo trực tiếp tác động vào hộ nghèo, người nghèo tại các địa phương này đã có những chuyển biến cơ bản. Đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo nâng lên, nhiều hộ đã cố gắng sản xuất, kinh doanh để vươn lên làm giàu. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo ở xã Thạch Bằng đã giảm từ 34,7% (năm 2006) xuống còn 4,76% (hiện nay), còn ở Thịnh Lộc thì giảm từ 47,7% xuống còn 14%.
Theo BHXH Hà Tĩnh, trong danh sách này có 24 đơn vị tháng 3/2025 chưa nộp hoặc nộp một phần nhỏ giảm nợ, bổ sung thêm 6 đơn vị có số nợ lớn và thời gian nợ kéo dài
Những căn nhà mới đầu tiên từ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã hoàn thành, là động lực cho các gia đình khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 12/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2017/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị, có hiệu lực thi hành từ ngày 4/5/2025.
TP Hà Tĩnh đã hoàn thành khởi công xây mới, sửa chữa 184/184 ngôi nhà thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, quyết tâm bàn giao cho người dân trước ngày 19/5 tới.
Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tiếp tục bám sát, triển khai nghiêm túc nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát đạt hiệu quả cao.
Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước là một trong những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4 năm 2025.
Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Chương trình thu nhận mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở Hà Tĩnh nhằm tìm kiếm, xác định thông tin và mở ra cơ hội để các gia đình tìm thấy hài cốt liệt sĩ.
Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Tổ công tác triển khai Đề án 06 tiếp tục phối hợp với các địa phương ở Hà Tĩnh lấy mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính tại cụm số 3 và cụm số 4.
Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Các địa phương thuộc cụm số 1 và số 2 bắt đầu triển khai thu thập mẫu ADN cho mẹ liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ chưa xác định danh tính tại Hà Tĩnh từ ngày 23/3/2025.
Công an Hà Tĩnh triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính giúp sớm hình thành được ngân hàng gen đối chứng với những mộ phần khuyết danh.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh Trần Nhật Tân đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát; thường xuyên kiểm tra, giám sát công trình để đảm bảo chất lượng.
Thành lập các tổ thợ nề cựu chiến binh, xây dựng quỹ 1.000 đồng là những cách làm được hội viên Hội Cựu chiến binh Hà Tĩnh triển khai nhằm chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Hiện các quy định về tiền lương cả khu vực Nhà nước và doanh nghiệp đều gắn với các đơn vị hành chính. Do đó, song song với sắp xếp sáp nhập các tỉnh, xã cũng sẽ phải điều chỉnh các quy định này.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm nhấn mạnh, chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; đây cũng là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của Hà Tĩnh.
Trong 30 đơn vị nợ đóng các loại bảo hiểm số tiền lớn và thời gian nợ kéo dài vừa được BHXH Hà Tĩnh công bố, có 29 đơn vị chưa nộp giảm nợ và bổ sung thêm 1 đơn vị.
Với phương châm: “Nhà nước hỗ trợ, Nhân dân chủ động, cộng đồng giúp đỡ”, năm 2025, TX Hồng Lĩnh đặt mục tiêu xây mới và sửa chữa 35 ngôi nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo...
Một người có thu nhập 15 triệu đồng/tháng vừa thuộc diện thu nhập thấp theo tiêu chí nhà ở xã hội nhưng lại phải đóng thuế thu nhập cá nhân, cho thấy sự chồng chéo và khoảng trống chính sách.
Nguồn kinh phí góp phần giúp cấp ủy, chính quyền và người dân Hà Tĩnh triển khai hiệu quả mục tiêu chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn trong năm 2025.
Nguồn kinh phí sẽ được phân bổ về các địa phương để kịp thời hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo xây mới, sửa chữa nhà ở theo chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn Hà Tĩnh.
Thủ tướng Chính phủ quyết định phân bổ sử dụng nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.