Long trọng lễ giỗ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu

(Baohatinh.vn) - Sáng nay (8/3), tại xã Kỳ Ninh, UBND thị xã Kỳ Anh long trọng tổ chức lễ giỗ - 640 năm ngày mất Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu. Đông đảo cán bộ, bà con nhân dân và du khách gần xa đã về dự lễ.

long trong le gio che thang phu nhan nguyen thi bich chau

Bà con ngư dân Kỳ Ninh chèo thuyền rồng trên sông Vịnh hầu Thánh

Tại lễ giỗ, lãnh đạo thị xã Kỳ Anh đã ôn lại cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu. Bà sinh năm 1356 tại vùng Hải Hậu, tỉnh Nam Định, là con gái đại thần Nguyễn Tướng Công, một ông quan rất mực thanh liêm. Từ nhỏ, Nguyễn Thị Bích Châu đã giỏi văn chương thi phú, thạo âm nhạc... Càng lớn, Bích Châu càng nổi tiếng thông tuệ và nhan sắc, dung mạo xinh đẹp. Bởi thế, vào năm 1373, bà được vua Trần Duệ Tông tuyển làm cung phi và được nhà vua hết mực sủng ái.

long trong le gio che thang phu nhan nguyen thi bich chau
long trong le gio che thang phu nhan nguyen thi bich chau

Rước bài vị Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu vào địa điểm tổ chức lễ giỗ

Không chỉ nổi tiếng là một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, quý phi Bích Châu cũng là một trong những quý phi đóng góp vào việc trị nước an dân. Nhận thấy quân vương tính tình nóng nảy, triều chính đứng trước nguy cơ rạn nứt, suy sụp, bà đã soạn bản "Kê minh thập sách" dâng vua trị nước, an dân.

Năm 1376, khi vua Duệ Tông muốn cất quân đánh Chiêm Thành, nàng lại cùng Ngự sử Lê Tích hết sức can ngăn, vua vẫn không nghe. Không lay chuyển nổi nhà vua, Quý phi Bích Châu đành xin đi theo hộ giá.

long trong le gio che thang phu nhan nguyen thi bich chau
long trong le gio che thang phu nhan nguyen thi bich chau
long trong le gio che thang phu nhan nguyen thi bich chau
long trong le gio che thang phu nhan nguyen thi bich chau

Các nghi thức cúng tế trong lễ giỗ

long trong le gio che thang phu nhan nguyen thi bich chau

Lãnh đạo tỉnh, Kỳ Anh dâng hương tưởng nhớ đến vị Cung phi hiền đức, tuệ mẫn

Khi quan quân nhà Trần đến cửa Thị Nại (Quy Nhơn), vua Chiêm là Chế Bồng Nga cho sứ giả đem vàng ngọc tới quan quân ta để trá hàng, nhưng sau đó lại bất ngờ tiến đánh vào lúc nửa đêm. Quân của Trần Duệ Tông bị tấn công bất ngờ, long thể nhà vua lại bất an, Nguyễn Thị Bích Châu cưỡi ngựa tả xung hữu đột cầm quân xung trận và không may bị trúng tên độc, sau đó từ trần (1377).

Ba ngày sau, vì vết thương quá nặng nhà vua cũng băng hà, quân nhà Trần rút về kinh đô, khi tới địa điểm Hoan Châu, vì sóng to gió lớn, tàu thuyền phải ghé vào vũng Ô Tôn (Vũng Áng). Lúc này, vua Trần Phế Đế mới lên ngôi nghe tin liền xuống chiếu rước linh cữu nhà vua về bằng đường bộ, còn linh cữu Thần phi đi bằng đường biển. Sau mấy ngày thời tiết không thuận lợi, triều đình xuống chiếu cho an táng Thần phi tại Cửa khẩu bến Kỳ La, huyện Kỳ Hoa (nay là xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh).

long trong le gio che thang phu nhan nguyen thi bich chau

Đông đảo bà con nhân dân và du khách gần xa đã về dự lễ.

Bà được nhân dân trong vùng lập đền thờ phụng, được vua Lê Thánh Tông phong là Chế thắng phu nhân năm 1471. Năm 1991, Bộ Văn hoá Thông tin đã công nhận và xếp hạng đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu là Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, hiện nay quần thể khu đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu khá quy củ, hàng năm thu hút trên 30 vạn lượt khách thập phương về dâng lễ, vãn cảnh.

Dù bà đã ra đi từ gần 7 thế kỷ, nhưng sự hiền đức, tuệ mẫn và tấm gương hi sinh vì nước, vì dân vẫn còn chói sáng đến muôn đời sau.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Mùa hè mang theo bao điều kỳ diệu trong khu vườn nhỏ của tuổi thơ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy sự biến chuyển của muôn loài, và sẽ thấy khu vườn tuổi thơ không chỉ có cây xanh và hoa trái, mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ đầu đời được bay xa.
Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.