(Baohatinh.vn) - Tài xế xe tải, thợ sửa điện lạnh, làm “ông chủ” nông trại hay tham gia vào các vị trí công tác cơ sở là những “nghề cầm tay” của nhiều bộ đội xuất ngũ trên địa bàn TP Hà Tĩnh.

Giúp lính xuất ngũ có nghề "cầm tay"

Tài xế xe tải, thợ sửa điện lạnh, làm “ông chủ” nông trại hay tham gia vào các vị trí công tác cơ sở là những “nghề cầm tay” của nhiều bộ đội xuất ngũ trên địa bàn TP Hà Tĩnh.

Xuất ngũ năm 2016, Nguyễn Hữu Hiếu (SN 1995) ở phường Đại Nài được cơ quan chức năng, cán bộ địa phương tư vấn học nghề sửa chữa điện lạnh tại Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh. Đến nay, khi có nghề trong tay, Hiếu làm kỹ thuật điện cho Khách sạn Hà Huy với thu nhập ổn định tầm 5 - 6 triệu đồng/tháng.

Nguyễn Hữu Hiếu cho biết: “Sau khóa đào tạo 2 năm, tôi đã xin được việc làm ổn định, thu nhập khá ngay tại thành phố. Nhờ chính sách hỗ trợ cho bộ đội xuất ngũ của Nhà nước nên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự về tôi đã có nghề trong tay và tự làm chủ cuộc sống của mình”.

Giúp lính xuất ngũ có nghề “cầm tay”

Sau khi xuất ngũ, các thanh niên được sử dụng thẻ học nghề để học nghề miễn phí

Hoàn thành nghĩa vụ quân sự năm 2015, Nguyễn Viết Đàn sử dụng thẻ học nghề được cấp sau khi xuất ngũ để học nghề lái xe hạng C tại Trường Cao đẳng nghề số 4 – Bộ Quốc phòng (TP Vinh, Nghệ An). Trong thời gian 6 tháng, ngoài tiền học, Đàn còn được tạo điều kiện ở kí túc xá miễn phí. Đến nay, với bằng lái xe hạng C, Đàn đã có thu nhập ổn định từ 6-7 triệu đồng/tháng.

Hiếu và Đàn là hai trong số nhiều thanh niên xuất ngũ được tư vấn học nghề, sử dụng phiếu học nghề được cấp và có việc làm ổn định. Ngoài ra, một số bộ đội xuất ngũ còn được tạo điều kiện, hỗ trợ, hướng dẫn, động viên tham gia vào công tác tại các vị trí đoàn thể cơ sở như bí thư đoàn, công an viên… nhằm phát huy phẩm chất người lính cũng như phát hiện, bồi dưỡng để làm nóng cốt cho các hoạt động ở địa phương.

Giúp lính xuất ngũ có nghề “cầm tay”

Anh Nguyễn Văn Hà – Bí thư Đoàn xã Thạch Trung là cán bộ cơ sở, từng được rèn luyện trong môi trường quân ngũ.

Anh Nguyễn Văn Hà – Bí thư Đoàn xã Thạch Trung là cán bộ cơ sở từng được rèn luyện trong môi trường quân ngũ. Anh Hà cho biết: “Trở về địa phương sau thời gian rèn luyện nghiêm ngặt trong quân đội đã giúp tôi trưởng thành hơn trong suy nghĩ, nhận thức và ý chí. Được sự động viên, hướng dẫn của địa phương cũng như nguyện vọng của bản thân, tôi đã tham gia công tác tại địa phương ngay sau khi xuất ngũ”.

Theo thông tin từ Phòng Nội vụ - UBND thành phố Hà Tĩnh, từ khi thực hiện Luật Thanh niên (2007) đến nay, địa phương đã có các chính sách đối với thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, trong đó trọng tâm là công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Theo số liệu thống kê, trong 10 năm gần đây, địa phương đã phối hợp đào tạo nghề cho hơn 600 bộ đội xuất ngũ với các nghề như: Lái xe ô tô, kỹ thuật lắp ráp máy tính, điện lạnh…

Giúp lính xuất ngũ có nghề “cầm tay”

Lái xe ô tô là nghề nghiệp được nhiều bộ đội xuất ngũ chọn học.

Thượng tá Lê Thanh Phác - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự TP Hà Tĩnh cho biết: “Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ, đơn vị phối hợp với các trường nghề của Bộ Quốc phòng và các cơ sở dạy nghề uy tín tổ chức tư vấn, hướng nghiệp nhằm giúp quân nhân xuất ngũ hiểu rõ những chính sách, chế độ ưu đãi cũng như lựa chọn nghề nghiệp phù hợp để học tập, lập nghiệp. Bên cạnh đó, đơn vị tham mưu cho UBND thành phố chỉ đạo các xã, phường quan tâm, hướng dẫn, tạo điều kiện để các thanh niên sau khi xuất ngũ tham gia vào các vị trí đoàn thể tại địa phương”.

Tin liên quan:

An Nhiên


An Nhiên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin đã đưa

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm Thành phố Hà Tĩnh

Hãy chia sẻ với bạn bè!
Tắt [X]