>> Khai quật thành lũy đá cổ ở Kỳ Anh
Một đoạn của thành lũy đá cổ ở Kỳ Anh được phát lộ |
Trong tổng số 12 di tích được xếp hạng lần này có 3 di tích khảo cổ học, 7 di tích lịch sử và 2 di tích kiến trúc nghệ thuật nằm trên địa bàn các tỉnh: Sơn La, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, An Giang, Bình Phước, Long An và Khánh Hòa.
Thành lũy đá cổ ở Kỳ Anh là một đoạn còn lại trong hệ thống lũy cổ Lâm Ấp (thời kỳ Đại Việt - Chăm Pa) kéo dài từ Tây sang Đông với độ dài khoảng trên 30 km do chúa Lâm Ấp là Phạm Văn (345-375) khởi công xây dựng để bảo vệ biên giới.
Lũy bắt đầu từ địa phận làng Ngưu Sơn, tổng Hoằng Lễ (nay là xã Kỳ Nam, Kỳ phương), kéo tận lên làng Xuân Quan, Xuân Sơn, tổng Vọng Liêu (nay là xã Kỳ Lạc), chỗ được ghép bằng đá, chỗ đắp bằng đất và xây dựng dựa vào dãy Hoành Sơn.
Đến giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh (đợt thứ 5 - 5/1655-5/1659), hệ thống lũy này được chúa Trịnh Toàn củng cố thêm nên người dân còn gọi là lũy ông Ninh (Ninh Quận công - Trịnh Toàn).
Đây là một hệ thống công trình thành lũy cổ bằng đá rất độc đáo, được xây dựng với kỹ thuật kiến trúc bậc cao.
Lũy đá Kỳ Anh được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, phục vụ tham quan du lịch cũng như các chương trình nghiên cứu về thành lũy cổ ở Việt Nam.
Danh sách 12 di tích vừa được xếp hạng di tích cấp quốc gia: 1. Di tích khảo cổ học Thành Lồi (nằm trên địa bàn phường Thủy Xuân và phường Thuy Biều, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế). 2. Di tích khảo cổ học Hòa Diêm (thuộc xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa). 3. Di tích khảo cổ học Bãi đá khắc cổ Khe Hổ (xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, Sơn La). 4. Di tích lịch sử đình Tân Xuân (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, Long An). 5. Di tích lịch sử đền thờ Hồ Hưng Dật (xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An). 6. Di tích lịch sử địa điểm diễn ra cuộc đấu tranh Hà Lam-Chợ Được (1954) (xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, Quảng Nam). 7. Di tích lịch sử địa điểm chiến thắng Đồng Xoài (phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài, Bình Phước). 8. Di tích lịch sử đền Mục và chùa Hương Ấp (xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, Thái Nguyên). 9. Di tích lịch sử nơi thành lập Đại đoàn 308-Đại đoàn quân tiên phong (thị trấn Đu, huyện Phú Lương, Thái Nguyên). 10. Di tích lịch sử địa điểm cơ quan Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân nhân Việt Nam tại đồi Thẩm Tắn (xã Định Biên, huyện Định Hóa, Thái Nguyên). 11. Di tích kiến trúc nghệ thuật lũy đá cổ Kỳ Anh (xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh). 12. Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Bình Mỹ (xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, An Giang). |