Lũy đá cổ ở Kỳ Anh được xếp hạng di tích cấp quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia đối với 12 di tích; trong đó có công trình kiến trúc nghệ thuật lũy đá cổ Kỳ Anh (xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

>> Khai quật thành lũy đá cổ ở Kỳ Anh

Lũy đá cổ ở Kỳ Anh được xếp hạng di tích cấp quốc gia ảnh 1

Một đoạn của thành lũy đá cổ ở Kỳ Anh được phát lộ

Trong tổng số 12 di tích được xếp hạng lần này có 3 di tích khảo cổ học, 7 di tích lịch sử và 2 di tích kiến trúc nghệ thuật nằm trên địa bàn các tỉnh: Sơn La, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, An Giang, Bình Phước, Long An và Khánh Hòa.

Thành lũy đá cổ ở Kỳ Anh là một đoạn còn lại trong hệ thống lũy cổ Lâm Ấp (thời kỳ Đại Việt - Chăm Pa) kéo dài từ Tây sang Đông với độ dài khoảng trên 30 km do chúa Lâm Ấp là Phạm Văn (345-375) khởi công xây dựng để bảo vệ biên giới.

Lũy bắt đầu từ địa phận làng Ngưu Sơn, tổng Hoằng Lễ (nay là xã Kỳ Nam, Kỳ phương), kéo tận lên làng Xuân Quan, Xuân Sơn, tổng Vọng Liêu (nay là xã Kỳ Lạc), chỗ được ghép bằng đá, chỗ đắp bằng đất và xây dựng dựa vào dãy Hoành Sơn.

Đến giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh (đợt thứ 5 - 5/1655-5/1659), hệ thống lũy này được chúa Trịnh Toàn củng cố thêm nên người dân còn gọi là lũy ông Ninh (Ninh Quận công - Trịnh Toàn).

Đây là một hệ thống công trình thành lũy cổ bằng đá rất độc đáo, được xây dựng với kỹ thuật kiến trúc bậc cao.

Lũy đá Kỳ Anh được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, phục vụ tham quan du lịch cũng như các chương trình nghiên cứu về thành lũy cổ ở Việt Nam.

Danh sách 12 di tích vừa được xếp hạng di tích cấp quốc gia:

1. Di tích khảo cổ học Thành Lồi (nằm trên địa bàn phường Thủy Xuân và phường Thuy Biều, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế).

2. Di tích khảo cổ học Hòa Diêm (thuộc xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa).

3. Di tích khảo cổ học Bãi đá khắc cổ Khe Hổ (xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, Sơn La).

4. Di tích lịch sử đình Tân Xuân (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, Long An).

5. Di tích lịch sử đền thờ Hồ Hưng Dật (xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An).

6. Di tích lịch sử địa điểm diễn ra cuộc đấu tranh Hà Lam-Chợ Được (1954) (xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, Quảng Nam).

7. Di tích lịch sử địa điểm chiến thắng Đồng Xoài (phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài, Bình Phước).

8. Di tích lịch sử đền Mục và chùa Hương Ấp (xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, Thái Nguyên).

9. Di tích lịch sử nơi thành lập Đại đoàn 308-Đại đoàn quân tiên phong (thị trấn Đu, huyện Phú Lương, Thái Nguyên).

10. Di tích lịch sử địa điểm cơ quan Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân nhân Việt Nam tại đồi Thẩm Tắn (xã Định Biên, huyện Định Hóa, Thái Nguyên).

11. Di tích kiến trúc nghệ thuật lũy đá cổ Kỳ Anh (xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

12. Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Bình Mỹ (xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, An Giang).

Chủ đề Di chỉ - Khảo cổ

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.
'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

Ra mắt ngày 4/4 tại các rạp trên toàn quốc, bộ phim lịch sử, chiến tranh cách mạng do tư nhân đầu tư vốn “Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối” đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả khắp cả nước. Chỉ sau 2 ngày công chiếu chính thức, 4 ngày chiếu sớm, bộ phim đã vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng và tiếp tục tăng.
Dạ hội văn nghệ “Hồng Lĩnh tự hào địa linh”

Dạ hội văn nghệ “Hồng Lĩnh tự hào địa linh”

Dạ hội văn nghệ với chủ đề “Hồng Lĩnh tự hào địa linh” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân và du khách về tham dự Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).
Ngôi nhà trí tuệ - nơi lan tỏa tinh thần học tập

Ngôi nhà trí tuệ - nơi lan tỏa tinh thần học tập

Trải qua 4 năm triển khai, mô hình "Ngôi nhà trí tuệ" tại Hà Tĩnh đã khẳng định vai trò thúc đẩy phong trào khuyến học và xây dựng xã hội học tập tại các địa phương. Đây là nơi cung cấp nguồn tài liệu, sách báo phong phú đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở mọi lứa tuổi.