Lý tưởng, niềm tin và chí khí chiến đấu của Tổng Bí thư Trần Phú

(Baohatinh.vn) - Ngày 6/9/1931, Tổng Bí thư Trần Phú - người con kiên trung làng Tùng Ảnh (Đức Thọ - Hà Tĩnh) - qua đời khi mới 27 tuổi. Sự hy sinh cao cả đó đã khơi nguồn sống, sự trường tồn của lý tưởng mà cả cuộc đời đồng chí đã tin, theo và “giữ vững chí khí chiến đấu” cho đến hơi thở cuối cùng.

Lý tưởng, niềm tin và chí khí chiến đấu của Tổng Bí thư Trần Phú

Chân dung cố Tổng Bí thư Trần Phú. Ảnh tư liệu

Cố Tổng Bí thư Trần Phú sinh ngày 1/5/1904, tại thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; nguyên quán tại xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Sớm chọn con đường hiến thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, được chủ nghĩa Mác - Lê-nin thông qua lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soi đường, đồng chí Trần Phú như được chắp thêm đôi cánh để thực hiện lý tưởng của mình.

Đến với lý tưởng cộng sản, đồng chí Trần Phú hiểu sâu sắc rằng con đường duy nhất để cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi hoàn toàn là con đường chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp phải được đặt vào quỹ đạo của CNXH. Độc lập cho dân tộc phải gắn với xóa bỏ tận gốc mọi áp bức bóc lột, đưa lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi người.

Lý tưởng, niềm tin và chí khí chiến đấu của Tổng Bí thư Trần Phú

Di tích cách mạng số 90 - phố Hàng Bông - Thợ Nhuộm, Hà Nội, nơi đồng chí Trần Phú viết dự thảo Luận cương Chính trị. Ảnh tư liệu, chụp năm 1960.

Với tình cảm chân thành và lý trí người cộng sản, đồng chí Trần Phú hoàn toàn tin tưởng và tự nguyện hiến dâng đời mình cho lý tưởng đã lựa chọn. Thế nhưng, lý tưởng dù cao đẹp đến đâu nếu không trở thành hiện thực cách mạng thì vẫn chỉ dừng lại ở lý tưởng! Thấu hiểu chân lý đó, bất chấp mọi khó khăn, gian khổ, đồng chí Trần Phú tích cực tuyên truyền lý tưởng cộng sản, thực hiện phong trào “vô sản hóa”.

Đồng chí cũng bất chấp mọi nguy hiểm để tìm đường từ Mátxcơva về nước, thực hiện những nhiệm vụ cao cả của mình. Đồng chí xông xáo với những chuyến khảo sát thực tế trong đời sống công nhân, Nhân dân lao động để xây dựng dự thảo Luận cương của Đảng; chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng vững mạnh… Với quyết tâm cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo thực hiện mục tiêu làm “cách mạng tư sản dân quyền“… sau đó”bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu tiến thẳng lên con đường XHCN" (1).

Lý tưởng, niềm tin và chí khí chiến đấu của Tổng Bí thư Trần Phú

Khu mộ cố Tổng Bí thư Trần Phú tại xã Tùng Ảnh, Đức Thọ.

Với công lao, năng lực, đạo đức và uy tín của mình, tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng (tháng 10/1930), đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. Một thanh niên mới 26 tuổi đời đã đảm nhận một nhiệm vụ cực kỳ to lớn. Vừa quan trọng, vẻ vang, lại vừa khó khăn trong hoàn cảnh đặc biệt, nhưng đó cũng là cơ hội lớn lao để đồng chí Trần Phú tiếp tục theo đuổi, thực hiện lý tưởng cao đẹp của đời mình.

Đáng tiếc, thực dân Pháp và chính quyền tay sai đã không để đồng chí Trần Phú được sống và thực hiện trọn vẹn mơ ước ấy. Ngày 18/4/1931, đồng chí đã bị bọn mật thám Pháp bắt ở Sài Gòn.

Lý tưởng, niềm tin và chí khí chiến đấu của Tổng Bí thư Trần Phú

Nhà văn hóa thôn Châu Tùng, xã Tùng Ảnh.

Kẻ thù dùng nhục hình dã man, đồng chí Trần Phú vẫn giữ vững chí khí chiến đấu và tinh thần lạc quan cách mạng; kẻ thù giở trò lừa phỉnh mua chuộc, đồng chí vẫn kiên quyết giữ gìn bí mật của Đảng, không khai đồng chí mình; kẻ thù mong tìm ở Trần Phú “một dấu hiệu yếu đuối”, nhưng đồng chí càng mạnh mẽ, kiên cường khiến kẻ thù khiếp sợ… Đó là ý chí, khí phách người cộng sản Trần Phú.

Lý tưởng, niềm tin và chí khí chiến đấu của Tổng Bí thư Trần Phú

Tượng đài đồng chí Trần Phú ở TP Hà Tĩnh. Ảnh tư liệu

Sức mạnh nào làm nên chí khí anh hùng đó? Đó chính là sức mạnh của niềm tin lý tưởng cách mạng, là trọng trách và sứ mạng của người cộng sản đối với sự nghiệp cách mạng của Tổ quốc và Nhân dân, như điều mà đồng chí Trần Phú trước sau mong muốn đối với những người ở lại là: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.

Lý tưởng, niềm tin và chí khí chiến đấu của Tổng Bí thư Trần Phú

Lời nhắn gửi “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” của đồng chí Trần Phú còn giá trị mãi về sau. Ảnh: Hà Linh

Lời nhắn gửi “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” của đồng chí Trần Phú là lời động viên, khích lệ đồng bào, đồng chí, nhất là đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên giữ vững niềm tin, nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, chiến đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; đập tan mọi âm mưu xâm lược, phá hoại của các thế lực thù địch; thực hành có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2005, tr.93.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Cách đây 37 năm, ngày 14/3/1988, trên vùng biển Gạc Ma, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam và kiều bào ta ở nước ngoài luôn ghi nhớ công lao to lớn của những người lính biển. Các anh đã hy sinh, tạo vòng tròn bất tử, như một lời nhắc nhở để thế hệ mai sau luôn trân trọng gìn giữ, tiếp tục có nhiều việc làm thiết thực, góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương yêu cầu Hà Tĩnh rà soát các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Chan chứa ân tình với Đảng

Chan chứa ân tình với Đảng

“Khi làm thơ, tôi rất có cảm xúc về Đảng. Tôi hiểu, trân trọng và biết ơn sự lãnh đạo của Đảng xuyên suốt mọi thời kỳ”, đó là tâm sự của cựu chiến binh, cựu giáo chức Nguyễn Mạnh Trung (xã Tùng Châu, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).
Kỹ sư Võ Quý Huân và câu chuyện chưa kể về quê ngoại Hà Tĩnh

Kỹ sư Võ Quý Huân và câu chuyện chưa kể về quê ngoại Hà Tĩnh

Kỹ sư Võ Quý Huân (1912-1967) là một trong bốn trí thức Việt được Bác Hồ đưa về nước phụng sự Tổ quốc năm 1946. Ông cũng là cha đẻ của ngành đúc - luyện kim Việt Nam. Quê nội Nghệ An và quê ngoại Hà Tĩnh đã hun đúc nên một nhà khoa học tài ba, trí thức yêu nước đến nay vẫn luôn được lịch sử nhắc nhớ…
Đồng chí Nguyễn Duy Lâm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Duy Lâm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm khẳng định luôn nỗ lực hết mình, tận tâm, tận tuỵ, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, giữ vững các nguyên tắc của Đảng, phát huy vai trò là hạt nhân đoàn kết, cùng tập thể quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
Quá trình công tác của tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm

Quá trình công tác của tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm

Lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Duy Lâm - Thứ trưởng Bộ GTVT (Bộ Xây dựng sau hợp nhất) giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh được tổ chức vào chiều 1/3. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu quá trình công tác của đồng chí tân Bí thư Tỉnh ủy.
Thiên Lộc - đất anh hùng vững bước đi lên

Thiên Lộc - đất anh hùng vững bước đi lên

Với sức mạnh đoàn kết, tinh thần quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống chính trị và Nhân dân, xã Thiên Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) sẽ nỗ lực thực hiện thành công các mục tiêu trong nhiệm kỳ mới.