Xã hội

Không được học tập, vui đùa cùng các bạn đồng lứa dưới mái trường, những đứa trẻ bị tự kỷ hoặc lủi thủi một mình trong căn phòng vắng, hoặc may mắn hơn là được các cô giáo chuyên biệt kèm cặp. Theo các chuyên gia, trẻ bị tự kỷ do môi trường sống chiếm tỷ lệ 60 - 70%, trong đó, thiết bị công nghệ là một tác nhân lớn dẫn đến tình trạng này.

“Ma trận” game online và mạng xã hội ở Hà Tĩnh (bài 2): Những cuộc đời bị “đánh cắp”

Trong số 10 học sinh bị chứng tự kỷ do ảnh hưởng từ thiết bị công nghệ, tại lớp dành cho trẻ tự kỷ ở Làng trẻ em mồ côi Hà Tĩnh, em Lê Nhật L. 12 tuổi (phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh) là một trường hợp khá điển hình.

“Ma trận” game online và mạng xã hội ở Hà Tĩnh (bài 2): Những cuộc đời bị “đánh cắp”

Em L. sinh ra khỏe mạnh, bình thường nhưng đến năm 2 tuổi có biểu hiện hoạt động nhiều, không chịu ngồi yên một chỗ. Gia đình đưa em đi khám ở Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ kết luận: L. có biểu hiện của chứng tăng động, tự kỷ. Chị Lê Thị H.L., mẹ em L. cho biết: Khi các bác sĩ hỏi gia đình tôi về việc có thường xuyên cho cháu tiếp xúc với điện thoại thông minh hay không, chúng tôi mới vỡ lẽ. Trước đó, vì cả hai vợ chồng đều bận bịu công việc, cháu được bà nội trông coi. Để bà đỡ vất vả vì cháu hiếu động, chồng tôi đã mua một chiếc iPad để cháu xem các chương trình trên mạng. Gia đình đã đưa cháu đi khám và trị liệu ở Hà Nội nhưng thời gian ngắt quãng và cũng chưa cấm triệt để việc cháu dùng iPad, điện thoại thông minh nên việc điều trị chưa hiệu quả. 2 năm nay, cháu L. được trị liệu bằng y học và tham gia vào lớp học dành cho trẻ tự kỷ ở Làng trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Đặc biệt, theo lời khuyên của cô giáo chuyên biệt, L. hoàn toàn được tách ra khỏi thế giới công nghệ. Đến thời điểm này, L. đã có nhiều tiến bộ.

“Ma trận” game online và mạng xã hội ở Hà Tĩnh (bài 2): Những cuộc đời bị “đánh cắp”

Cô giáo chuyên biệt Nguyễn Thị Cẩm Ly và em Lê Nhật L. tại lớp dành cho trẻ tự kỷ ở Làng trẻ em mồ côi (TP Hà Tĩnh)

“Ma trận” game online và mạng xã hội ở Hà Tĩnh (bài 2): Những cuộc đời bị “đánh cắp”

Trang vở của em Lê Nhật L. là những hình ảnh biển quảng cáo trên đường phố mà em nhìn thấy.

Nghiêm trọng hơn là chuyện của em Hồ Thế Th., 14 tuổi ở phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh. Khoảng 2 năm trước, khi mới đến lớp trẻ tự kỷ Làng trẻ em mồ côi Hà Tĩnh, đến cả việc đi vệ sinh em cũng không tự xử lý được.

Sinh ra trong một gia đình giàu có, lại là con trai độc nhất nên Th. được gia đình giữ gìn như một bảo bối. 2 năm đầu đời, ngoài chiếc tivi, ipad… kết nối mạng, em không được tiếp xúc với bất kỳ người lạ nào trừ người dì ruột giúp việc cho gia đình. Sau sinh nhật 2 tuổi, Th. mới được bố mẹ cho phép bước xuống tầng 1 của ngôi nhà. Nghĩ con mình chậm nói không phải là điều gì to tát, nhưng ngay từ lần đầu cho Th. tiếp xúc mọi người, gia đình nhận ra em có những biểu hiện lạ.

“Ma trận” game online và mạng xã hội ở Hà Tĩnh (bài 2): Những cuộc đời bị “đánh cắp”

Phát hiện con bị tự kỷ nhưng sợ lời dị nghị, gia đình đưa em đến một lớp chuyên biệt ở thành phố Vinh (Nghệ An) để học. Tuy nhiên, quãng đường xa, bố mẹ lại bận bịu nên chỉ được một thời gian ngắn, em Th. lại được đưa về nhà. Cho đến năm 12 tuổi, Th. không được đưa đến bất kỳ trường học nào. Thế giới của Th. là căn phòng nhỏ với iPad, điện thoại, máy tính và em sống như một “rô-bốt” trong chính ngôi nhà của mình. Cách đây 2 năm, gia đình đưa Th. đến lớp học dành cho trẻ tự kỷ ở thành phố Hà Tĩnh. Nhưng chứng tự kỷ của em đã quá trầm trọng, các giáo viên ở đây không thể giúp em cải thiện tình hình. Khoảng 3 tháng trước, Th. được trung tâm trả về gia đình.

“Ma trận” game online và mạng xã hội ở Hà Tĩnh (bài 2): Những cuộc đời bị “đánh cắp”

Thầy Trần Xuân Hùng ở xã Trung Lễ (Đức Thọ) - một trong số ít giáo viên ở Hà Tĩnh được đào tạo bài bản về ngành giáo dục đặc biệt với thâm niên hơn 11 năm trong công tác can thiệp, trị liệu cho trẻ tự kỷ, cho hay: “Ở Hà Tĩnh ngày càng có nhiều trẻ bị hội chứng tự kỷ. Trong số đó, cứ 4 trẻ tự kỷ thì có 2-3 trẻ bị hội chứng tự kỷ điển hình là do môi trường sống. Và thiết bị công nghệ là tác nhân quan trọng gây nên”.

“Ma trận” game online và mạng xã hội ở Hà Tĩnh (bài 2): Những cuộc đời bị “đánh cắp”

Theo thống kê chưa đầy đủ từ Sở LĐ-TB&XH tỉnh, trên địa bàn Hà Tĩnh hiện có khoảng 8 trung tâm hỗ trợ người khuyết tật có lớp trị liệu cho trẻ tự kỷ với hơn 50 học sinh. Trong đó, các lớp có số lượng học sinh lớn là: Lớp của thầy Trần Xuân Hùng ở xã Trung Lễ có 12 cháu, lớp của cô Nguyễn Thị Cẩm Ly (Làng trẻ em mồ côi Hà Tĩnh) có 30 cháu. Ở một số trung tâm khác như thị xã Hồng Lĩnh, Trường Đại học Hà Tĩnh, Can Lộc… mỗi lớp ít nhất 3 - 4 cháu. Ngoài ra, nhiều gia đình có con bị hội chứng tự kỷ nhưng hoặc chỉ trị liệu ở nhà, hoặc đưa đến các trung tâm một thời gian ngắn. Theo các chuyên gia, tỉ lệ trẻ bị hội chứng tự kỷ do tác nhân thiết bị điện tử và môi trường sống thiếu lành mạnh chiếm khoảng 60 - 70%.

Ngoài ra, còn có không ít trẻ bị rối nhiễu tâm trí - một dạng hội chứng rối loạn phổ tự kỷ ở mức độ nhẹ - chưa được gia đình nhận biết. Nếu không can thiệp sớm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như trầm cảm, tâm thần phân liệt…

“Ma trận” game online và mạng xã hội ở Hà Tĩnh (bài 2): Những cuộc đời bị “đánh cắp”

Thiếu sự giám sát, quản lý của gia đình, nhiều đứa trẻ trở thành “nô lệ”của thiết bị công nghệ.

“Nhiều bậc phụ huynh phát hiện ra con mình ở độ tuổi 2 - 6 đã có những kỹ năng đặc biệt như giỏi vượt trội về hội họa, nói tiếng Anh rất tốt trong khi tiếng Việt chưa nói rõ, các kỹ năng khác kém… Đó có thể là biểu hiện của trẻ bị hội chứng tự kỷ chức năng cao. Nếu phát hiện sớm ở độ tuổi từ 0 - 3, trẻ bị chứng tự kỷ do ảnh hưởng từ môi trường sống có thể can thiệp thành công là 80%. Tuổi của trẻ càng nhiều thì việc can thiệp của các phương pháp trị liệu tâm lý, phục hồi kỹ năng cho trẻ tự kỷ càng thấp, thậm chí không hiệu quả” - cô Nguyễn Thị Cẩm Ly, giáo viên chuyên biệt phụ trách lớp trẻ tự kỷ ở Làng trẻ em mồ côi Hà Tĩnh chia sẻ.

ảnh: thiên vỹ & nguồn internet

thiết kế: huy tùng

Đọc thêm

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.