Mạng 5G có nguy hiểm với sức khỏe con người không?

Để đạt được tốc độ tốt nhất, mạng 5G sẽ hoạt động trên tần số từ 3 GHz đến 300 GHz. Liệu tần số cao này có ảnh hướng xấu đến sức khỏe người sử dụng không.

Các nhà mạng trên thế giới đang bắt tay vào phát triển mạng 5G. Tại Mỹ, AT&T đã triển khai mạng 5G đầu tiên ở 12 thành phố. Thiết bị 5G đầu tiên có tên Netgear Nighthawk 5G cũng được công bố cùng thời điểm.

Trong năm 2019, những chiếc điện thoại hỗ trợ kết nối 5G sẽ lần lượt xuất hiện. Có thể nói 5G sẽ là tương lai của kết nối di động.

Mạng 5G có nguy hiểm với sức khỏe con người không?
Mạng 5G sẽ là tương lai của kết nối di động. Ảnh: StartupStories.

Tuy nhiên, nhiều người sẽ thắc mắc, với tần số cao hơn rất nhiều so với các công nghệ cũ, liệu 5G có gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta hay không.

Sóng 5G milimet là gì?

Cho đến nay, băng tần phổ biến được sử dụng để truyền tải sóng di động nằm trong mức từ 600 MHz đến 2,6 GHz. Đây là dãy tần số thấp nhất được ứng dụng vào đời sống hàng ngày.

Công nghệ 5G sẽ sử dụng tần số cao hơn, bao gồm cả sóng "milimet" đã được nhắc tới trong thời gian qua. Mặc dù các nhà cung cấp vẫn sử dụng tần số thấp để truyền tải 5G, nhưng để tận dụng tối đa tốc độ và tính ưu việt của công nghệ mạng này, sóng di động cần được truyền tải trên băng tần cao hơn, chẳng hạn như 3,5 GHz, 6 GHz thậm chí là 30 GHz.

Mạng 5G có nguy hiểm với sức khỏe con người không?

Netgear Nighthawk 5G là thiết bị có kết nối 5G đầu tiên trên thế giới. Ảnh: PhoneArena.

Nhà sản xuất chưa công bố Netgear Nighthawk 5G hoạt động trên băng tần nào nhưng cho biết đây là thiết bị sử dụng sóng milimet. Do đó, ta có thể xác định Nighthawk 5G được trang bị modem Snapdragon X50 5G của Qualcomm, hoạt động trên tần số 30 GHz.

Sóng milimet là sóng được truyền tải trên tần số từ 30 GHz đến 300 GHz, bởi vì tần số 30 GHz tương đương với bước sóng có độ dài xấp xỉ 10 mm và 300 GHz xấp xỉ 1 mm. Cuối cùng băng tần cao này cũng đã được mở cho việc truyền tải sóng di động 5G.

Sóng 5G milimet có an toàn không?

Một số người cho rằng tần số cao của sóng milimet sẽ gây hại cho não. Tuy nhiên, điều này không đúng đối với băng tần mạng 5G sử dụng.

Có những loại sóng điện tử tần số rất cao, vượt quá ngưỡng chịu đựng của con người và động vật. Nhưng ngưỡng nguy hiểm không phải là 30 GHz, thậm chí cũng không phải 300 GHz.

Mạng 5G có nguy hiểm với sức khỏe con người không?
Sóng radio sử dụng trong kết nối di động không gây nguy hiểm. Ảnh: University of Washington.

Mạng 5G với băng tần 30 GHz sẽ không đủ mạnh để gây nguy hiểm cho chúng ta. Trong phạm vi từ 300 GHz trở xuống, chúng ta có sóng radio đang được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu.

Ở mức cao hơn, sóng hồng ngoại có băng tần trải rộng từ 300 GHz đến 385 THz (1 THz=1.000 GHz). Do đó sóng hồng ngoại sẽ có độ dài bước sóng từ 1 mm (vi sóng ngắn nhất) đến 780 nm (1 mm = 1.000 nanomet). Mắt người không thể nhìn thấy các tia hồng ngoại.

Bản thân loại sóng này cũng được ứng dụng nhiều trong đời sống và không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe. Trên thực tế, một nửa năng lượng mặt trời truyền xuống trái đất dưới dạng bức xạ hồng ngoại.

Khi tần số tiếp tục cao hơn, trong khoảng từ 430 THz đến 790 THz, chúng ta có "ánh sáng khả kiến", tức có thể nhìn thấy bằng mắt thường, loại ánh sáng này nói chung cũng không gây tác hại đến sinh vật và con người.

Loại sóng nào gây nguy hiểm?

Khi tần số vượt qua giai đoạn của ánh sáng khả kiến, mọi thứ đã trở nên nguy hiểm hơn.

Tần số từ 790 THz đến 30 PHz (1 PHz = 1.000.000 GHz), ta có loại tia cực tím. Quang phổ này có bức sóng từ 400 nm đến 10 nm. Tia cực tím thông thường cũng không gây hại, tuy nhiên nó có khả năng biến đối từ dạng không ion hóa sang dạng ion hóa.

Mạng 5G có nguy hiểm với sức khỏe con người không?

Bức xạ ion hóa có nguy cơ gây hại sức khỏe. Ảnh: ISHN.

Các bức xạ ion hóa mang nhiều năng lượng, có thể tách electron ra khỏi phân tử hoặc nguyên tử, khiến cho chúng mang điện tích.

Ở tần số cao kế tiếp, ta có tia X hoạt động trên băng tần 30 THz đến 30 EHz, tức bước sóng trong khoảng từ 10 nm đến 0,1 nm. Nếu tia này được chiếu với cường độ nhỏ, trong thời gian ngắn thì cũng không gây tác hại lớn. Con người đã ứng dụng tia X vào trong y học.

Ở tần số cao nhất là tia Gamma, bước sóng nhỏ hơn 0,1 nm. Tia này cũng được ứng dụng vào y học và công nghiệp nhưng cần được kiểm soát chặt chẽ vì sức mạnh có nó sẽ gây tác hại lớn nếu tiếp xúc trực tiếp với con người.

Kết luận

Như vậy, bức xạ được phân thành 2 loại, không có khả năng ion hóa và có khả năng ion hóa. Các bức xạ không ion hóa như sóng radio, vi sóng, sóng hồng ngoại và ánh sáng khả kiến được xem là an toàn, trong khi các loại có khả năng ion hóa như tia cực tím, tia X, tia Gamma có khả năng gây nguy hiểm.

Mặc dù 5G sẽ sử dụng tần số cao hơn các thế hệ trước nhưng nó vẫn nằm trong phổ sóng an toàn. Tên gọi sóng milimet có thể mang đến cảm giác đáng sợ nhưng trên thực tế nó không hề nguy hiểm.

Theo Zing

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.