Những ngày đầu năm mới, nhiều người dân Hà Tĩnh đi mô tô, xe máy điện du xuân “quên” không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều... vừa gây nguy hiểm cho chính bản thân, vừa ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông khác.
Hơn một nửa chiều dài đường cứu hộ, cứu nạn các xã ven biển huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) được bố trí đầy đủ biển cảnh báo, vạch sơn giảm tốc, trong khi nửa còn lại dài 3,2 km dường như bị “bỏ quên”.
Lưu lượng phương tiện qua lại đông trong khi tầm quan sát bị hạn chế khiến ngã tư giao giữa Km40+800 QL15B với tuyến đường huyện ĐH.124 và đường thôn ở xã Cẩm Dương (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Sau khi Báo Hà Tĩnh có bài phản ánh “Nguy cơ mất an toàn từ việc kéo điện ra sông Nghèn đánh bắt thủy sản”, Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã phối hợp chính quyền địa phương vào cuộc kiểm tra, tổ chức làm việc, xử lý.
Không chỉ lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè gây mất trật tự an toàn giao thông, các điểm rửa xe bên lề đường ở TP Hà Tĩnh còn làm nhếch nhác mỹ quan phố phường.
Các vị trí hố ga, cống thoát nước không nắp đậy ở dự án khu dân cư thi công dở dang thuộc phường Hà Huy Tập (TP Hà Tĩnh) tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn đã được khắc phục.
Trước thực trạng mất an toàn lưới điện tại chợ TP Hà Tĩnh, UBND thành phố đã yêu cầu Ban quản lý (BQL) chợ khẩn trương thực hiện thay thế, nâng cấp đường dây, trạm biến áp trước ngày 25/8/2021.
Công trình đường dây và trạm biến áp cấp điện cho chợ TP Hà Tĩnh mất an toàn đã lâu. Điều đáng nói, ngành điện đã nhiều lần yêu cầu Ban Quản lý chợ khắc phục, song tình trạng này vẫn tiếp diễn...
Tình trạng xe tải chở vật liệu xây dựng không được che chắn cẩn thận làm rơi vãi đất, đá, cát, sỏi xuống đường diễn ra khá phổ biến ở Hà Tĩnh. Dù các ngành chức năng đã tăng cường xử phạt nhưng việc này vẫn chưa chấm dứt, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Mặc dù ngành điện đã đầu tư nâng cấp theo tiêu chuẩn 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng), song lưới điện của TP Hà Tĩnh nhiều vị trí còn nhếch nhác, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn điện cao.
Đường ống nước dài khoảng 3 km do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh quản lý đi qua các thôn Yên Điềm và Nam Sơn, thuộc xã Thịnh Lộc có hàng chục hố ga không đậy nắp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Xuống cấp, mất an toàn, nhếch nhác, không đảm bảo mỹ quan đô thị, lãng phí “đất vàng” là thực trạng của một số khu tập thể có tuổi đời gần nửa thế kỷ ở giữa lòng TP Hà Tĩnh...
Hơn một tuần nay, người dân qua ngã tư đoạn giao giữa Quốc lộ 1A với các đường Phan Đình Giót, Nguyễn Đình Liễn ở thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) di chuyển hết sức khó khăn khi hệ thống đèn tín hiệu giao thông hoạt động không theo quy luật.
Cột điện làm bằng tre nứa xiêu vẹo, đường điện "bò" lung tung trên mặt đất, thậm chí đi cả dưới nước… là những thực trạng mất an toàn điện tại các hồ nuôi tôm ở Hà Tĩnh hiện nay.
Thực trạng này đang diễn ra tại đường Lê Hồng Phong, thuộc địa phận khối phố Vĩnh Hòa, phường Thạch Linh (TP. Hà Tĩnh), tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn về điện.
Đê biển xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh) nhiều năm nay đã xuống cấp nghiêm trọng, song chưa được đầu tư sửa chữa, nâng cấp đồng bộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Người dân sống gần đê ngày đêm nơm nớp lo sợ, nhất là khi mùa mưa bão cận kề.
8 hộ dân thuộc tổ dân phố Văn Phúc, phường Văn Yên (TP. Hà Tĩnh) nhiều năm nay đã phải dựng cột tre “xin” kéo điện về nhà. Sự thiếu đồng bộ về hạ tầng đường điện không chỉ gây mất mỹ quan mà còn thiếu an toàn cho người dân.
Việt Nam hiện tại có khoảng 2 triệu chiếc ô tô đang lưu thông thường xuyên, tình hình giao thông khá phức tạp. Thời gian tới số ô tô còn tăng lên. Tuy nhiên, phần lớn người sử dụng ô tô hiện nay không biết chăm sóc lốp, điều này dễ gây mất an toàn trên đường.
Là huyện ven biển nên Nghi Xuân (Hà Tĩnh) thường xuyên bị ảnh hưởng do mưa bão, triều cường, lũ lụt. Mùa mưa bão năm nay, địa phương đang phải đối diện với nỗi lo mất an toàn từ các công trình hồ đập, đê điều...
Hàng chục công trình hồ đập, thủy lợi trên địa bàn Hà Tĩnh đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ. Thế nhưng, với nguồn kinh phí “eo hẹp” không đủ để nâng cấp sửa chữa nên cứ... đến “hẹn” lại lo!
Mặc dù đã có “trung tâm buôn bán” của xã Thạch Lưu (Thạch Hà - Hà Tĩnh) nhưng nhiều bà con tiểu thương vẫn “tràn” ra ngoài cổng chợ để bán hàng, gây không ít nguy cơ về mất an toàn giao thông ở khu vực này.