Trạm biến áp đặt thấp, nguy cơ mất an toàn tại vùng nuôi thủy sản Thạch Hà

(Baohatinh.vn) - Trạm biến áp phục vụ điện của Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản Thạch Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) lắp đặt thấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn…

Trạm biến áp đặt thấp, nguy cơ mất an toàn tại vùng nuôi thủy sản Thạch Hà

Trạm biến áp lắp quá thấp nên thường xuyên đối mặt với nguy cơ bị ngập nước.

Nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng Hà Lầm, thôn Tri Khê, xã Thạch Sơn đã và đang rất lo lắng, bất an về việc trạm biến áp phục vụ điện sản xuất cho HTX Nuôi trồng thủy sản Thạch Sơn do Chi nhánh Điện lực Thạch Hà quản lý, lắp đặt ở vị trí quá thấp. Dù bà con đã nhiều lần có ý kiến, đề nghị khắc phục nhưng đơn vị liên quan vẫn không vào cuộc xử lý.

Điều dễ nhận thấy là trạm biến áp 110KV được lắp đặt ở vị trí trong lòng mương thoát nước, chỉ cao hơn bờ đê bao của ao nuôi khoảng 50 cm và cao hơn mực nước bình quân khoảng 1 m.

Ông T., một hộ nuôi trồng thủy sản ở đây bức xúc: “Việc trạm biến áp thường xuyên có nguy cơ bị ngập nước, nhất là trong mùa mưa lũ đã khiến chúng tôi rất bất an. Nếu xảy ra sự cố chập cháy, thiệt hại là vô cùng lớn bởi trang thiết bị điện phục vụ sản xuất của bà con nhiều và đắt tiền. Hơn thế, thực trạng này còn uy hiếp đến tính mạng các công nhân, người nuôi trồng làm việc nơi đây."

Trạm biến áp đặt thấp, nguy cơ mất an toàn tại vùng nuôi thủy sản Thạch Hà

Sợ mất điện bất thường, nhiều hộ nuôi tôm ở vùng Hà Lầm đã chấp nhận tốn kém để mua máy phát điện.

Thực tế cho thấy, do lắp đặt ở vị trí quá thấp nên trạm biến áp này đã nhiều lần bị ngập, trong đó, 2 đợt lụt mới đây bị ngập nặng nhất.

Điều này cũng là nguyên nhân khiến điện ở đây thường bị cắt mỗi khi trời mưa gió, cản trở rất lớn đến hoạt động sản xuất của các hộ bởi nuôi tôm thẻ chân trắng yêu cầu phải có điện thường xuyên để sử dụng quạt, sục khí cũng như đảm bảo các hoạt động khác.

Trạm biến áp đặt thấp, nguy cơ mất an toàn tại vùng nuôi thủy sản Thạch Hà

Điện không ổn định, nhiều thiết bị không hoạt động được đang là nỗi lo của người nuôi trồng thủy sản ở xã Thạch Sơn khi tái sản xuất sau mưa lụt.

Trả lời về vấn đề này, ông Đậu Quang Hòa - Trưởng phòng Kinh doanh Điện lực Thạch Hà cho biết: “Sở dĩ trạm biến áp đặt thấp vì khu vực đặt trạm là vùng thấp trũng, khó lắp đặt. Chờ ít bữa nữa trời nắng, nước rút thấp hơn chúng tôi sẽ nâng tụ bù lên. Còn việc nâng trạm biến áp thì phải chờ HTX nuôi trồng thuê mới làm vì chúng tôi bán điện cho HTX chứ chưa bán đến tận từng hộ nuôi trồng”.

Dù bất cứ lý do gì thì an toàn khi sử dụng điện phải được đạt lên hàng đầu. Vì vậy, Điện lực Thạch Hà cần sớm khắc phục tình trạng trên, tránh những rủi ro và những vấn đề phát sinh không đáng có.

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.