Mật ong để lâu năm, có độc?

Dưới đây là chuyện kể về một trường hợp dùng mật ong để lâu năm chữa bệnh, kết quả lành bệnh này nhưng suýt bị bệnh khác...

Nghe tin ông bạn “thuở thiếu thời” của tôi, là giáo viên nghỉ hưu, nay đã gần 80 tuổi, bị ho kéo dài hơn 2 tháng, chữa nhiều nơi không khỏi; được một cụ lang 85 tuổi biếu thuốc ho gia truyền, ông chỉ dùng thuốc 10 ngày đã khỏi bệnh, tôi đến thăm và tìm hiểu nội tình ra sao. Nghe giọng ông nói sang sảng, không ai có thể tin được ông là bệnh nhân ho lâu ngày, mới khỏi được nửa tháng.

mat ong de lau nam co doc

Hết ho nhờ dùng thuốc có mật ong

Ông kể: “Sau tết Nguyên đán Quý Tỵ thì tôi bị ho, ho nhiều về ban đêm, tôi đã dùng hết 15 lọ Bổ phế 100ml mà không khỏi. Đi bệnh viện khám, bác sĩ bảo là viêm phế quản, cho vào viện điều trị, tiêm kháng sinh... 15 ngày, ho vẫn hoàn ho. Về nhà, mời bác sĩ đến điều trị, dùng tiếp thuốc 15 ngày nữa mà chỉ đỡ được 2 ngày rồi lại ho đến “nổ cổ ra”. Tình cờ có anh học trò cũ đến thăm, kể truyện ông bố đẻ có nghề Đông y chữa ho rất giỏi, anh ta hẹn sẽ đưa bố đến chữa cho thầy.

“Hai hôm sau, anh học trò chở bố đến thăm tôi, cụ kể truyện nhà có nghề Đông y gia truyền đã nhiều đời, năm ngoái cả hai ông bà đều bị ho, cụ đã dùng mật ong được phân phối từ thời bao cấp để dành đã 23 năm, phối hợp với 10 vị nữa như: xuyên bối mẫu, bách bộ, mạch môn, cát cánh, tỳ bà diệp... và đặc biệt là trần bì (vỏ quýt của nhà phơi khô để dành đã được 4 năm) được con dâu là dược sĩ chiết xuất bằng cồn 700, rồi chiết lại bằng nước, để chế thuốc này. Vì là thuốc để dùng trong nhà nên không cho chất bảo quản, chỉ đóng chai rồi bảo quản trong tủ lạnh. Nay biếu ông 1 chai (1.000ml), mỗi ngày uống thuốc 3 lần: sáng 7 giờ, trưa 14 giờ, tối 22 giờ; mỗi lần 30ml. Dùng thuốc liên tục chỉ 5 ngày là đỡ, 10 ngày sẽ khỏi, không phải kiêng khem gì, nếu có cam, quýt bưởi ăn thêm ngày 2 lần thì tốt.

“Tôi dùng thuốc của cụ cho đến ngày thứ 4 đã giảm ho, ngày thứ 6 chỉ còn húng hắng ho, ngày thứ 10 thì êm ru cho đến bây giờ, chỗ thuốc còn lại trong chai tôi quên không để trong tủ lạnh, nên mấy hôm sau thấy có bọt và mùi chua nên đổ đi”.

Tiếp lời ông, tôi nói: “Nghe ông kể chuyện, tôi đặc biệt lưu ý đến “mật ong được phân phối từ thời bao cấp” tính đến khi chế thuốc đã được 23 năm. Ngày xưa người ta cho rằng mật ong để càng lâu càng tốt, vì các nhà khảo cổ đã tìm thấy mật ong trong kim tự tháp Ai Cập đã mấy ngàn năm rồi mà vẫn còn vàng đẹp và thơm. Từ khi ta xuất khẩu mật ong sang châu Âu và Hoa Kỳ, theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu quy định hàm lượng HMF là 10-15mg/K.

Các nhà xuất khẩu VN mới biết trong mật ong có chất Hydroxy Methyl Furfurol (viết tắt là HMF) là một chất độc, do nhiệt độ làm mất nước của fructose sinh ra khi bảo quản mật ong ở nhiệt độ trên 30oC, nhiệt độ cao trên 60oC thì tốc độ sinh HMF càng lớn (mật ong mới thu hoạch HMF= 1 - 5mg/Kg; sau 100 - 200 ngày bảo quản ở nhiệt độ 30 - 35oC , HMF đã tăng lên 200 - 300mg/Kg. Nếu bảo quản mật ong ở nhiệt độ dưới 20oC ngay sau khi thu hoạch, thì HMF không tăng thêm).

“Người ta mới thử độ độc hại của HMF trên động vật thí nghiệm thấy ở hàm lượng HMF 200mg/kg làm ong chết, chuột bị biến đổi gen, tăng tỉ lệ ung thư. Chưa thử trên người. Còn ở Việt Nam, ngay đến tiêu chuẩn quốc gia là Dược điển VN VI 2009 cũng không có chỉ tiêu HMF, huống hồ là các cụ lương y chưa biết là phải.

“Nếu tính lượng HMF trong mật ong của cụ đã bảo quản 23 năm (với thời tiết nóng ẩm của Hà Nội, trung bình mỗi năm có 80 ngày nóng trên 30oC= 1.840 ngày) sẽ là 2.760 - 3.680mg/kg.

“Người dùng thuốc có chứa mật ong nói trên có 3 người, ông là người dùng cuối cùng, đến nay vẫn chưa có hiện tượng xấu đến sức khỏe biểu hiện ra ngoài. Vậy ta hãy kiểm tra các chỉ số huyết học về gan và thận của ông sẽ rõ”.

Nhưng suýt bị suy thận

Ông nói: “Từ sau khi ra viện đến nay, bác sĩ cho tôi xét nghiệm máu 1 lần, tôi vẫn giữ đầy đủ phiếu ghi kết quả, cái trùng hợp của xét nghiệm này là sau 10 ngày dùng thuốc ho của cụ. Ta sẽ đem ra đối chiếu xem HMF có ảnh hưởng đến gan thận ra sao”.

Kết quả chúng tôi đã kiểm tra như sau: xem sổ y bạ ghi khi ra viện ngày 15/3/2013: gan (GOT=25, GPT=16); thận (creatinin= 107,2 umol/l) bình thường. Phiếu kết quả xét nghiệm máu ngày 16/5/2013: gan (GOT=30, GPT=26) bình thường; thận: (creatinin: 120,6 umol/l) cao hơn bình thường một chút.

Tôi đưa ra nhận xét: như vậy là thuốc chứa mật ong để lâu năm có ảnh hưởng đến thận. Ông thôi dùng thuốc được 16 ngày, nay nên làm xét nghiệm máu, xem có còn ảnh hưởng đến gan thận ra sao?

Ông nhất trí rồi cùng tôi đi xét nghiệm máu ở Phòng khám bệnh đa khoa của các bác sĩ nghỉ hưu ở ngay đầu phố. Chỉ sau hơn 1 giờ đã biết kết quả: gan (GOT=25. GPT=17) bình thường; thận: (creatinin 136,4 umol/l); bác sĩ ghi kết luận: suy thận độ 1.

Xem kết quả này ông tái mặt, lặng người đi vài phút, khi bình tĩnh lại ông hỏi tôi: “Bây giờ phải cứu chữa thế nào? Ông anh họ tôi 10 năm trước cũng bị suy thận, sau phải chạy thận nhân tạo hết nhiều tiền của, mà cuối cùng vẫn chết”.

Tôi nói: “Bác sĩ ghi mạnh tay thôi. Suy thận có 3 mức: 1, 2, 3. Suy thận độ 1 có mức thanh thải creatinin 150 - 300umol/l . Cách cứu chữa bây giờ là: tăng cường thải độc bằng cách uống đủ 2 - 2,5lít nước/ngày; không dùng các loại thuốc hại thận như: Tetracyclin, Ibuprofen, Indomethacin, Metformin, Clofibrat... dùng thuốc bổ thận Đông y đến khi chỉ số creatinin đạt mức trung bình là được.

Tốt nhất là ông đến thầy lang bắt mạch để biết là dùng bổ thận âm hay bổ thận dương thì hợp với tạng của ông. Tập luyện dưỡng sinh cần lưu ý : giảm thời lượng đi bộ hàng ngày còn 15 phút, đi chậm, không gắng sức. Duy trì tập nâng cao khí lực sau ngủ dậy sáng, bỏ động tác trồng cây chuối”.

Được lời như cởi tấm lòng, ông thở phào nhẹ nhõm và nói: “Sáng mai tôi sẽ đến nhà cụ lang có kinh nghiệm chữa bệnh về thận ở đầu phố để cụ bắt mạch rồi mua thuốc hoàn bổ thận về uống”.

Hai tháng sau ông đến nhà tôi chơi và đem theo kết quả xét nghiệm máu cho tôi xem (creatinin đã về mức 106,5umol/l).

Tôi mừng cho ông được tai qua nạn khỏi và viết bài này để thông báo cho bạn đọc biết: chớ dùng mật ong để lâu năm, sẽ sinh chất độc hại thận.

Theo DS TRẦN XUÂN THUYẾT/SK&ĐS

Đọc thêm

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!
4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

Từ kinh nghiệm của hơn 200 phụ huynh có con học ở Đại học Harvard, Ronald Ferguson nhận thấy những đứa trẻ thành công thường được nuôi dạy với một số điểm chung.
Mẹo chế biến cá không bị tanh

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Nước muối, nước vo gạo, chanh và giấm... là những loại có thể giúp các bà nội trợ chế biến để thịt cá không còn tanh, giúp món ăn ngon hơn.
13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền.
Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.