Mẹo đơn giản giúp bàn chân hết lạnh cóng vào mùa đông

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng lạnh cóng bàn chân gây mất ngủ và khó chịu, hãy thử những mẹo vô cùng đơn giản sau đây.

Mẹo đơn giản giúp bàn chân hết lạnh cóng vào mùa đông

Mát-xa bằng tinh dầu: Các loại tinh dầu có tác dụng làm ấm bàn chân nhờ có tính kháng viêm giúp đẩy mạnh tái tạo da và hỗ trợ lưu thông máu đến các chi. Bạn chỉ cần mát-xa chân nhẹ nhàng với tinh dầu trong khoảng 10 phút rồi mang tất để giữ ấm.

Mẹo đơn giản giúp bàn chân hết lạnh cóng vào mùa đông

Liệu pháp nước nóng - lạnh: Bạn hãy chuẩn bị hai chậu nước, một nóng một lạnh, sau đó luân phiên ngâm chân trong hai chậu nước này liên tục trong vòng 15 phút. Cách này vừa giúp làm ấm chân, vừa giúp giảm đau chân do lạnh cóng.

Mẹo đơn giản giúp bàn chân hết lạnh cóng vào mùa đông

Mặc ấm: Nguyên nhân chính khiến bàn chân lạnh cóng là do thời tiết lạnh; vì vậy cách tốt nhất là bạn hãy mặc ấm để bảo vệ bàn chân và bàn tay vào mùa đông. Hãy luôn mang tất chân và tránh đeo giày quá chật.

Mẹo đơn giản giúp bàn chân hết lạnh cóng vào mùa đông

Trà gừng: Gừng chứa các polyphenol giúp cải thiện lưu thông máu, từ đó giúp chân tay không bị lạnh cóng. Gừng còn giúp cải thiện tuần hoàn ngoại biên, từ đó đẩy mạnh quá trình sinh nhiệt của cơ thể.

Mẹo đơn giản giúp bàn chân hết lạnh cóng vào mùa đông

Thực phẩm giàu sắt, vitamin B19 và B12: Sắt, vitamin B9 và B12 đều là những dưỡng chất thiết yếu đối với quá trình sản sinh hồng cầu, vận chuyển oxy đến các bộ phận cơ thể và cải thiện lưu thông máu. Bổ sung các dưỡng chất trên sẽ giúp giảm tình trạng thiếu máu, từ đó giúp các chi không bị lạnh cóng.

Mẹo đơn giản giúp bàn chân hết lạnh cóng vào mùa đông

Ngâm chân với nước muối epsom: Muối epsom có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm tình trạng lạnh cóng bàn chân. Bạn chỉ cần hòa 2 - 3 thìa muối epsom vào một chậu nước ấm rồi ngâm chân trong vòng 10 phút.

Mẹo đơn giản giúp bàn chân hết lạnh cóng vào mùa đông

Tập thể dục: Các bài tập với bàn chân như đi bộ bằng gót chân và mũi chân hay xoay cổ chân có thể giúp cải thiện lưu thông máu và làm ấm bàn chân.

Mẹo đơn giản giúp bàn chân hết lạnh cóng vào mùa đông

Rau má: Rau má là một thảo dược tuyệt vời trong điều trị tuần hoàn máu kém. Bạn có thể mát-xa bàn chân với kem dưỡng chứa tinh chất rau má, hoặc uống nước rau má để đối phó với tình trạng lạnh cóng bàn chân.

Mẹo đơn giản giúp bàn chân hết lạnh cóng vào mùa đông

Bột ớt: Chất capsaicin có trong ớt có thể giúp điều trị chứng lạnh cóng bàn chân do tiểu đường và cholesterol cao. Bạn chỉ cần rắc một ít bột ớt vào găng tay và tất trước khi mang.

Mẹo đơn giản giúp bàn chân hết lạnh cóng vào mùa đông

Miếng dán nhiệt: Miếng dán nhiệt có tác dụng tương tự như việc ngâm chân với nước ấm, giúp làm dịu các cơ, cải thiện tuần hoàn máu và làm ấm bàn chân. Bạn có thể áp miếng dán nhiệt hoặc chai nước nóng vào bàn chân trước khi đi ngủ./.

Theo Ngọc Diệp/VOV.VN

Đọc thêm

Trút bỏ áp lực

Trút bỏ áp lực

Việc xây dựng một hệ thống hỗ trợ tinh thần, từ gia đình, trường học đến cộng đồng là điều vô cùng cần thiết cho sức khỏe tâm lý của giới trẻ.
Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Tình yêu 'thời filter'

Tình yêu 'thời filter'

Vì đã quá quen nhìn người khác qua bộ lọc làm đẹp (filter) trên mạng xã hội, chúng ta quên mất làn da thật trông như thế nào.
Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Photobooth đang là xu hướng chụp ảnh “hot” hiện nay của giới trẻ Hà Tĩnh. Với chi phí phải chăng, các bạn trẻ có thể dễ dàng lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp qua những bức ảnh nhỏ xinh.
Chệch hướng văn hóa đọc

Chệch hướng văn hóa đọc

Từ một thể loại dành cho nhóm độc giả nhất định, truyện đam mỹ (tình yêu nam - nam) và bách hợp (tình yêu nữ - nữ) đã trở thành xu hướng khá phổ biến trong giới trẻ, phản ánh sự thay đổi về nhu cầu và nhận thức về tình yêu, giới tính.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?