Món ăn - bài thuốc từ chim sẻ

Theo Đông y, thịt chim sẻ có vị ngọt, tính ấm; có tác dụng tráng dương ích tinh ôn kiện cân cốt, sáp niệu, chỉ khái suyễn. Dùng cho các trường hợp suy nhược dương hư, di tinh di niệu, huyết trắng đái hạ, đau lưng mỏi gối, đau đầu hoa mắt chóng mặt (huyễn vững), hen suyễn.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, thường phối hợp chim sẻ với một số vị thuốc và chế biến thành những món ăn, bài thuốc độc đáo.

Chim sẻ vị ngọt, tính ấm có tác dụng tráng dương ích tinh.

Món ăn - bài thuốc từ chim sẻ

Sẻ tiềm đại tiểu hồi gừng tỏi: Sẻ 5 con, đại hồi 10g, tiểu hồi 10g, gừng, tỏi lượng tùy ý đập giập để sẵn. Sẻ làm sạch, dùng bơ rán chim với gừng tỏi đến chín; thêm nước sôi, đại hồi, tiểu hồi và gia vị, đun nhỏ lửa trong 1 giờ. Dùng trong các trường hợp liệt dương, di tinh tảo tiết, suy giảm tình dục.

Cháo kê chim sẻ: Chim sẻ 5 con, kê (tiểu mễ) 100g. Chim làm sạch, nướng chín, băm nhỏ, nấu với kê. Khi cháo chín, cho thêm 3 củ hành sống (đã thái mỏng), gia vị muối tiêu đảo đều. Ăn khi đói. Chữa suy nhược cơ thể, đau lưng, mỏi gối, di tinh, liệt dương...

Sẻ tiềm tứ tử: Chim sẻ 5 con, câu kỷ tử 20g, thỏ ty tử 10g, phúc bồn tử 10g, ngũ vị tử 6g. Chim làm sạch, băm nhỏ, tẩm rượu. Dược liệu sắc lấy nước bỏ bã. Lấy nước sắc nấu với thịt chim đến nhừ. Thêm gia vị cho vừa, ăn trong ngày. Chữa thận hư, huyết kiệt, liệt dương, phụ nữ lãnh cảm.

Sẻ ướp tiêu, hồi, quế, sa nhân: Chim sẻ 3 con, tiểu hồi 9g, hồ tiêu bột 3g, sa nhân 6g, nhục quế 6g. Các dược liệu xay thành bột thô, chia đều cho vào bụng chim đã làm sạch. Dùng giấy thấm ướt hay giấy bạc gói kín đem nướng. Cho ăn khi đói với chút rượu.

Sẻ ướp tiêu, hồi quế, sa nhân.

Sẻ hấp đường phèn: Chim sẻ 1 - 2 con, đường phèn 10g. Chim sẻ làm sạch, cho đường phèn vào hầm cách thủy cho chín nhừ. Dùng cho trường hợp ho gà, ho dai dẳng do viêm khí phế quản mạn tính có tính chất dị ứng kích thích, hen suyễn.

Cháo chim sẻ gạo lứt: Chim sẻ 5 con, gạo lứt 100g. Chim sẻ làm sạch, rán chín, cho rượu nấu kỹ. Cho gạo và nước nấu thành cháo. Khi cháo được cho hành và gia vị, ăn khi đói. Dùng cho bệnh nhân dương hư, suy nhược, hen suyễn.

Canh chim sẻ thỏ ty tử: Chim sẻ 3 con, thỏ ty tử 10g, câu kỷ tử 10g. Chim sẻ có tác dụng cường dương, bổ thận, ấm lưng gối, giảm tiểu tiện, trị băng đới. Thỏ ty tử là thuốc cường dương, bổ thận ích tinh, bổ gan sáng mắt. Câu kỷ tử bổ âm bổ hư, ích tinh, sáng mắt. Cả 3 thứ này phối hợp có tác dụng trị dương đạo, làm khỏe lưng gối bổ gan thận, chữa liệt dương, rất thích hợp với những người mắc chứng bệnh dương teo, xuất tinh sớm, lưng gối chồn mỏi, tỳ vị hư hàn, phụ nữ bị bạch đới. Những người mắc các bệnh thần kinh chức năng ăn món này sẽ rất tốt.

Tiết chim sẻ dùng cho người yếu mệt, kém sinh lý, hay chóng mặt, nhức đầu do thiếu máu và suy nhược. Ngâm với rượu (10%) có tác dụng làm đen tóc, chân tay cứng cáp, mắt sáng. Người tăng huyết áp không được dùng.

Kiêng kỵ: Người mắc chứng âm hư hỏa vượng không nên dùng.

Theo Bác sĩ Đức Quang/SJ&ĐS

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.