Một số cách dùng lá sen giúp thanh nhiệt, giải độc mùa hè

Những năm gần đây việc sử dụng lá sen ngày càng phổ biến hơn. Bên cạnh cách dùng lá sen sắc nước uống, loại thảo dược này còn có rất nhiều cách chế biến khác, vừa thuận tiện vừa giữ được giá trị của lá sen với sức khỏe.

Theo Đông y, lá sen còn được gọi là hà diệp, là vị thuốc có vị đắng, tính bình, đi vào các kinh can, tỳ và vị.

Hà diệp có các công dụng như thăng thanh, tán ứ, thanh thử, hành thủy, chủ trị các chứng thử nhiệt phiền khát, tỳ hư tiết tả, huyết nhiệt thổ huyết, tiện huyết băng huyết.

Ngày nay lá sen thường được dùng với những tác dụng tiêu mỡ giảm béo, hạ huyết áp, cải thiện sức khỏe hệ thống tim mạch, giải nhiệt trị cảm nắng, lợi tiểu, nhuận tràng.

Dưới đây là một số cách chế biến lá sen:

1. Trà lá sen

Rửa sạch lá sen, cắt thành miếng nhỏ, dùng nước sôi pha, có thể thêm một ít đường phèn hoặc mật ong để tạo vị. Cũng có thể lấy lá tươi, cắt thành miếng, phơi khô, sao vàng để dùng dần.

Trà lá sen có tác dụng thanh nhiệt giải khát, giảm mỡ, giảm cân, hạ huyết áp, thích hợp uống vào mùa hè. Đây là cách sử dụng lá sen đơn giản và tương đối phổ biến.

2. Cháo lá sen

Rửa sạch lá sen tươi, cắt nhỏ, cho vào túi vải và đun sôi với nước. Sau khi nấu nước xong bỏ bã, lấy phần nước cốt đặc, cho gạo tẻ vào nấu thành cháo loãng, có thể thêm một ít đường phèn, cùng một số vị thuốc khác như kỷ tử, đại táo, hạt sen để tạo vị ngọt.

Cháo lá sen có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, kiện tỳ trừ thấp, là món ăn rất thích hợp vào mùa hè.

3. Canh bí đao lá sen

Chuẩn bị một lá sen non, 500g bí đao tươi (rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn). Hai nguyên liệu trên nấu canh, thêm muối, để nguội uống. Canh này có tác dụng thanh nhiệt giải khát, lợi tiểu tiêu sưng, thích hợp để giải nhiệt mùa hè.

4. Cơm lá sen

Trước tiên, vo sạch gạo tẻ, cho vào nồi nấu chín tới bảy, tám phần, vớt ra cho vào chậu trộn với đường trắng. Sau đó, đặt phần cơm đã trộn đường lên lá sen, gói lại, hấp chín. Sau khi cơm chín lấy ra cho vào bát, rắc thêm sợi cà rốt và hành lá lên trên.

Cơm này không chỉ ngon miệng mà còn có tác dụng thanh nhiệt giải khát, kiện tỳ khai vị.

5. Gà hấp lá sen

Rửa sạch thịt gà, gói bằng lá sen, thêm gia vị rồi hấp chín. Gà hấp lá sen giúp thịt gà thơm ngon, lại có vị thanh mát của lá sen, đây là món ăn không chỉ ngon mà còn có tác dụng thanh nhiệt giải khát.

6. Thịt hấp lá sen

Thịt lợn cắt lát, gói bằng lá sen, thêm gia vị rồi hấp chín. Cũng giống như gà hấp, thịt hấp lá sen không chỉ ngon miệng mà còn có tác dụng thanh nhiệt giải khát, kiện tỳ khai vị.

Lưu ý khi dùng lá sen:

- Lá sen theo Đông y cũng là một loại thuốc, khi dùng cũng cần chú ý đến chỉ định, chống chỉ định và liều dùng.

- Hà diệp có tính hàn, người có tỳ vị hư hàn, cơ thể yếu, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt nên tránh sử dụng.

- Ngoài ra, cũng không nên sử dụng quá nhiều hà diệp để tránh gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe.

suckhoedoisong.vn

Đọc thêm

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Do ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh, từ ngày mai (17/11), Hà Tĩnh khả năng có gió Đông Bắc mạnh cấp 3, cấp 4; nhiệt độ thấp nhất 20 độ C.
Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, hồi 7 giờ sáng nay, vị trí tâm bão USAGI ở trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippin); sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (117-133km/h), giật cấp 15
Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Thông thường các bệnh về tuyến giáp phổ biến hơn ở nữ giới. Nguyên nhân là do sự khác biệt về cấu tạo và chức năng sinh lý khiến tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới. Vậy, ở nam giới thường mắc các bệnh tuyến giáp như nào?
Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?